Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học

28/02/2017 06:21
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Chúng ta không thể lảng tránh một sự thật rằng có lẽ việc quản lý học sinh và an toàn trong trường học ở Việt Nam hình như đã bị buông lỏng.

LTS: Trước nhiều vụ việc xảy ra gần đây, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, nghiên cứu sinh về giáo dục Hoa Kỳ, nhận thấy cần cảnh báo về vấn đề an toàn cho học sinh và năng lực quản trị an toàn cho học sinh tại Việt Nam.

Tác giả gợi ý một số cách giúp quản trị rủi ro nơi trường học hiệu quả hơn.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trong hơn một tháng nay, dồn dập rất nhiều vụ việc xảy ra với học sinh trong trường học được thông tin trên báo chí. Xin được liệt kê một số vụ điểm như sau:

Trong trường Nguyễn Trung Trực có phòng khám lạ, tự nhận chữa bách bệnh

- Học sinh bị đâm xe gãy chân trong trường học
- Học sinh ngã từ tầng 4 xuống chết
- Học sinh trèo lên lấy cầu ngã gãy xương
- Học sinh nghịch bất cẩn trong phòng thí nghiệm không có giáo viên quản lý gây nỗ và bỏng cho bạn học
- Học sinh mầm non bị bạo hành trong các lớp học
- Học sinh đi du lịch ra ngoài trường học, xe đi gặp tai nạn gây chết người
- Học sinh học bơi bị đuối nước chết
- Và còn nhiều nữa nếu chúng ta chịu đọc hết các thông tin được đưa lên báo

Trong bài viết này, tôi xin không được đề cập chi tiết rằng những câu chuyện này xảy ra do ai, tại ai và điều gì là trung thực hay đạo lý. 

Điều tôi đã viết, và xin được viết tiếp là sự báo động nghiêm trọng về năng lực quản trị an toàn cho học sinh và trường học ở Việt Nam.  

Pa nô tuyên truyền Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Sóc Trăng. Ảnh: soctrang.gov.vn.
Pa nô tuyên truyền Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Sóc Trăng. Ảnh: soctrang.gov.vn.

Nếu chúng ta bỏ qua tất cả những gì không liên quan đến học tập trong lớp học, học sinh đến trường để học nhiều hơn là chỉ kiến thức.  

Các em được quyền vui chơi, tập thể dục thể thao, đi dã ngoại, đi tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, đi du lịch và cắm trại…

Theo quan điểm của cá nhân tôi, cuộc sống dưới mái trường là thời gian đẹp đẽ nhất trong mỗi đời con người, để sau này, dù có đi đâu về đâu, chúng ta vẫn nhớ đến tuổi thơ ấu và thời học trò.  

Nhưng đến bây giờ, 

Hàng ngày, các sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra khi mà về nguyên tắc, chúng ta – những nhà giáo – những người quản lý nhà trường và các bậc phụ huynh đều có thể giảm bớt hay hạn chế ở mức tối đa.

Đồng ý rằng không gì có thể tránh hết rủi ro hay tai nạn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ít nhất trong toàn bộ các hoạt động mà học sinh tham gia và trong quản lý nhà trường, chúng ta hoàn toàn có thể lên hết những quy trình quản trị những rủi ro nào mà học sinh và nhà trường có thể đối mặt, những nội quy và những điều cần làm cho học sinh và mọi người tham gia cùng học sinh trong các hoạt động trong trường học cũng như ngoài trường học.

Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học ảnh 2

Người lạ đột nhập trường Mầm non, công an cảnh báo "bắt cóc trẻ em"

Lấy một ví dụ nhỏ về việc học sinh trèo lên lấy quả cầu để ngã gãy xương đi cấp cứu.

Việc cần làm là phải có nội quy về việc học sinh được làm gì và không được làm gì trong thời gian ra chơi hoặc chơi thể thao. 

Những quy định về dạy cho học sinh thế nào là an toàn trong học tập và sinh hoạt trong trường và ngoài trường học là rất cơ bản.  

Trong một thời gian dài, có lẽ không ai thấy việc học sinh leo trèo lan can hay lên mái trường học là nguy hiểm, và chỉ đến khi có tử vong hay tai nạn, mọi người mới thấy ngỡ ngàng.  

Nhưng rồi ngỡ ngàng này sẽ trôi đi theo thời gian, khi nỗi đau được nguôi ngoai thì mọi sự lại vẫn như cũ, cho đến khi một tai nạn mới lại xảy ra.

Hay câu chuyện đi dã ngoại, du lịch hay tập thể thao ngoài trường. Tai nạn trên đường luôn là điều không lường trước. 

Nhưng có ai đã làm những thông báo chi tiết cho phụ huynh và học sinh về việc khi đi tham gia vào các sinh hoạt ngoài trường học.

Cha mẹ và các em nên biết về những điều gì, những gì cần chuẩn bị, những gì nên và không nên mang theo.

Cũng cần phải xác định rõ những gì là trách nhiệm của cha mẹ và học sinh cần tuân thủ, những gì là trách nhiệm của nhà trường và bên tổ chức tour (nếu trường có sử dụng dịch vụ của bên ngoài), việc thuê xe và tài xế thuộc trách nhiệm của ai, nếu tai nạn xảy ra cho học sinh, cho bên thứ ba, ai sẽ có trách nhiệm giải quyết…

Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học ảnh 3

Trường học không còn là nơi an toàn với nhiều học sinh

Sẽ có rất rất nhiều yêu cầu, thông tin cần làm rõ trong từng hoạt động, trong từng quy trình tại nhà trường nhằm đảm bảo cho học sinh có môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất có thể.

Sau câu chuyện gãy chân của một học sinh do xe ô tô đâm vào trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo có gửi một công văn chỉ thị về chỉnh đốn đạo đức của giáo viên.  

Theo quan điểm cá nhân tôi, với tất cả những câu chuyện về an toàn cho học sinh trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tìm hiểu và đưa ra những hướng dẫn chi tiết về quản trị an toàn trong trường học, ở tất cả các cấp.

Với từng cấp học, cần và rất nên có những quy định phù hợp với các lứa tuổi học sinh. Hơn nữa, cần thực hiện càng sớm càng tốt những quy trình quản lý rủi ro có thể xảy ra trong trường học.

Đồng thời, với việc hướng dẫn, chia sẻ các nội quy về an toàn trong học tập và sinh hoạt với học sinh và phụ huynh, nhằm đảm bảo ý thức tuân thủ và thực hiện đúng những quy trình an toàn trong trường học, hạn chế những vụ tai nạn đau lòng xảy ra trong tương lai.

Xin có một vài gợi ý cho các trường học (đặc biệt từ mầm non đến lớp 12), khi các em dưới 18 tuổi và vẫn đang là trẻ vị thành niên, chúng ta nên tìm hiểu, xây dựng, và thực hiện Quy trình quản trị rủi ro trong trường học, để bảo vệ môi trường an toàn – lành mạnh và có tính khích lệ các tinh thần cộng đồng của học sinh trong trường như sau:

Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học ảnh 4

Cô giáo trường mầm non Sen Vàng bạo hành trẻ

1. Trường cần có người hoặc tổ chuyên trách về an toàn trong học tập và sinh hoạt cho toàn trường. 

Đây là công việc rất quan trọng, vì giống như ở bất kỳ nơi làm việc và sinh hoạt tập thể, an toàn, văn minh, có tính nhân bản và tính cộng đồng tốt sẽ tạo ra môi trường học tập tốt cho học sinh, cũng như hỗ trợ thầy cô làm việc hiệu quả hơn.  

Theo đó, trường cần có cán bộ hoặc tổ chuyên trách tập trung thực hiện công việc này. Họ sẽ có rất nhiều việc để đạt được mục tiêu trường học an toàn – văn minh – nhân bản và cộng đồng.

2. Thường xuyên khảo sát môi trường, cơ sở vật chất, cơ sở sinh hoạt chung của trường để tìm ra những “nguy cơ” có thể “không an toàn” cho học sinh, cho giáo viên và cho mọi người khi đến làm việc và học tập tại trường.
 
Để phòng ngừa rủi ro và chuẩn bị sẵn những phương án, quy trình xử lý nếu rủi ro xảy ra.

Ví dụ như trong trường hợp của em học sinh này là bị tai nạn trong phòng thí nghiệm, khoan xét đến lỗi, trách nhiệm của ai, nhưng nếu có quy trình quản lý và hoạt động trong phòng thí nghiệm, các học sinh đã tự ý thức được những việc gì cần làm ngay.

Ví dụ, liên lạc với người có trách nhiệm của trường, sơ cứu nếu bạn ở trong tình trạng có thể, gọi liên hệ cấp cứu, viết báo cáo tường trình sự việc ngay sau khi sự việc xảy ra, xem xét lại quy chế phòng thí nghiệm để xác định rõ mình có trách nhiệm đến đâu, và hoàn toàn tương tự như vậy đối với giáo viên và nhà trường.

Theo nghiên cứu của Tổ chức An Toàn Lao động Thế giới, việc tai nạn hoặc rủi ro xảy ra trong lao động sẽ ở mức rất thấp nếu trường hợp những bên có liên quan có kiến thức, nắm rõ và có thực hành, cập nhật thông tin thường xuyên.

Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học ảnh 5

Cách chức Hiệu trưởng và Hiệu Phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên

Rủi ro trong nhà trường, ví dụ trong trường hợp của em bé bị bạo hành gần đây, cũng có thể coi là một rủi ro mà nhà trường cần liệt kê và đưa vào danh sách cần quản lý và kiếm soát.  

Với các em nhỏ dưới 6 tuổi ở nhà trẻ, đây là lứa tuổi đặc biệt cần quan tâm vì các em đang ở độ tuổi quá nhỏ, chưa ý thức được điều gì là tốt, xấu hay có hại cho bản thân.  

Nhà trường, nếu có ý thức xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho các bé và cho chính bản thân mình (để dễ quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ trông trẻ), hoàn toàn có thể đề xuất một quy chế quản lý trẻ nhỏ trong lớp, chia theo từng hoạt động hoặc từng thời gian trong ngày, bàn thảo với phụ huynh bé và thống nhất một phương pháp quản lý rủi ro, quản lý bé và lớp học, sao cho mục tiêu là để cho học sinh được an toàn, vui vẻ và đến trường là để phát triển năng lực của trẻ.

3. Xây dựng Quy chế An toàn – Văn minh – Nhân bản - Cộng đồng tốt cho trường và được phổ biến cho học sinh, phụ huynh và cán bộ trường.

Như đã nói ở trên, mọi vấn đề trong trường nên có quy định, quy chế và văn bản rõ nhằm đảm bảo khả năng truyền tải đến cho học sinh, phụ huynh và cán bộ trường nắm bắt. 

Những vụ việc tai nạn trong trường hay khi đi dã ngoại xảy ra với học sinh, phần nhiều do chủ quan, do thiếu cẩn trọng, do không biết cách ứng xử phù hợp để ngăn ngừa rủi ro.  

Theo đó, trong quá trình xây dựng quy chế an toàn – văn minh – nhân bản – cộng đồng tốt cho mọi người trong trường, cán bộ chuyên môn hay tổ chuyên trách có thể phác thảo những nét chính, chia sẻ và lấy ý kiến của học sinh, giáo viên và phụ huynh, nhằm đảm bảo tất cả mọi người trong trường đều có thể tham gia góp ý kiến và nêu ra đề xuất mà mình thấy hữu ích nhất.  

Trẻ đến trường trong sợ hãi nguy hiểm – vấn đề của quản trị trường học ảnh 6

Trường học dứt khoát không thể có thị phi, gian dối

Điều quan trọng nhất, chúng ta không mong là sẽ có một quy chế hoàn hảo, mà ở ý thức cộng đồng, ý thức làm chủ và trách nhiệm của tất cả các thành viên của trường tham gia xây dựng văn bản, nội quy của trường. 

Theo đó, khi đã ban hành, ý thức tự giác thực hiện, tự nhắc nhau thực hiện, chủ động tìm kiếm, và đóng góp ý kiến làm cho trường lớp càng an toàn hơn, văn minh hơn sẽ được phát huy.

4. Trong trường hợp có những hoạt động đặc biệt (như làm việc trong phòng thí nghiệm, đi sinh hoạt ngoại khóa, chương trình cộng đồng), tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, cần có các quy định rõ về quy trình và cách thức hoạt động trong các môi trường cụ thể đó (như trong phòng thí nghiệm, cần có Quy định Làm việc và Học tập Trong Phòng thí nghiệm, hoặc trong thư viện phải có Quy chế thư viện). 

Tất cả những quy định này cần được thông tin, cập nhật và đảm bảo học sinh cũng như phụ huynh phải nắm được trong suốt thời gian học trong trường hoặc khi đi sinh hoạt ở ngoài trường.

Điều quan trọng mà tất cả chúng ta, đặc biệt là Ban Giám hiệu trường và giáo viên phải luôn ý thức được “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và học sinh chúng ta vẫn chỉ là những đứa con nhỏ, đang cần chúng ta chỉ bảo, dạy dỗ và nâng đỡ phát triển nhân cách.

Trên đây là một vài chia sẻ ngắn về việc quản trị rủi ro, trong đó có tai nạn học sinh ở trường, nhưng tôi biết là những điều trên hoàn toàn chưa đủ với một hệ thống công việc dày đặc ở các trường học Việt Nam, nhất là khi sỹ số lớp học đông, đã có nhiều sức ép cho thầy cô và nhà trường trong việc dạy và quản lý học sinh.

Hy vọng là bài viết có thể giúp ích được phần nào, và nếu có trường nào, hoặc giáo viên nào có câu hỏi cụ thể về những vấn đề an toàn trong trường học, xin liên hệ trực tiếp với tôi theo địa chỉ newasiagloballearning@gmail.com.

Nguyễn Thị Lan Hương