Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã ban hành Thông báo số 1920/TB-ĐHGD về quy tắc quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển trong xét tuyển trình độ đại học, hệ chính quy năm 2025 của Trường Đại học Giáo dục.

Theo đó, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) lựa chọn tổ hợp có điểm quy đổi cao nhất trong các tổ hợp tương ứng với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của từng ngành/nhóm ngành để thực hiện quy đổi.
Bảng quy đổi tổ hợp tương đương giữa phương thức xét kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:


Bảng quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức tuyển sinh:
Bảng quy đổi tương đương được thiết lập cho các mức điểm quy đổi đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng (từ 19,00 điểm trở lên sau khi quy đổi về thang điểm 30) và điểm đánh giá năng lực sau khi quy đổi sẽ được làm tròn tới hai số sau dấu phẩy.
Các bảng quy đổi tương đương điểm ngưỡng; điểm trúng tuyển giữa phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực với phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông (thang điểm 30; thang điểm 40) như sau:


















Năm 2025, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức tuyển sinh 16 ngành đào tạo đại học chính quy, cụ thể
Tuyển sinh đại học theo ngành, đối với các ngành đào tạo giáo viên, bao gồm: Sư phạm Toán; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hoá học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học tự nhiên; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử-Địa lý; Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học.
Tuyển sinh đại học theo nhóm ngành (tên nhóm ngành: Khoa học giáo dục và khác), tổ chức phân ngành sau khi sinh viên học xong năm thứ nhất, đối với các ngành ngoài sư phạm, bao gồm: Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Quản trị chất lượng giáo dục; Tham vấn học đường; Quản trị trường học; Tâm lý học (chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên).
Năm nay, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự kiến tuyển 1.300 chỉ tiêu, theo các phương thức sau:
Thứ nhất, xét tuyển thẳng, theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mã phương thức là 301)
Thứ hai, xét tuyển dự bị đại học (mã phương thức 500): xét tuyển kết quả học tập trung học phổ thông theo tổ hợp xét tuyển vào ngành đăng ký dự tuyển có tổng điểm cao nhất cộng với điểm thưởng (nếu có) và cộng điểm ưu tiên (đối tượng; khu vực).
Thứ ba, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 (mã phương thức 100): Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội và do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Giáo dục quy định được sử dụng các tổ hợp xét tuyển của nhà trường để đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào trường.
Thứ tư, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (mã phương thức 401): Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo Quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Giáo dục (kết quả thi đánh giá năng lực còn trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ) đủ điều kiện đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào trường.