Đại học Hoa Sen giống như “treo đầu dê, bán thịt chó”

01/04/2016 10:49
Phương Thảo
(GDVN) - Lãnh đạo Đại học Hoa Sen nói trường luôn đi theo mô hình phi lợi nhuận, nhưng thực tế trường vẫn chia cổ tức cao và như vậy chắc chắn là trường vì lợi nhuận.

Trong thời gian qua có một số trường đại học tư thụ liên tục dương cao khẩu hiệu “phi lợi nhuận” nhưng thực tế vẫn luôn hoạt động như một trường đại học tư thục “vì lợi nhuận”. 

Nhận định về vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục đại học ở Việt Nam, TS. Mai Văn Tỉnh (từng làm việc tại Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT) cho rằng trước hết phải làm rõ khái niệm lợi nhuân và phi lợi nhuận là gì?

Vậy, cái gì quyết định cho một tổ chức, một trường đại học theo phi lợi nhuận hay lợi nhuận?

Đó là cách ứng xử hay phương cách xác định của nhà trường, của tổ chức về vấn đề lợi nhuận. Do đó, câu hỏi đặt ra là trường đại học, cao đẳng có phi lợi nhuận được hay không? 

Bởi doanh thu của một trường đại học gồm có thu từ học phí, khoản tài trợ ngân sách nhà nước (trường công), nhà hảo tâm (trường tư), quyên góp của cựu sinh viên...Nhưng sau khi trừ hết chi phí, trả lương cho giảng viên, mua sắm trang thiết bị, phần thặng dư còn lại xử lí như thế nào.

Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn
Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn

Nếu chia cho cổ đông, cho chủ sở hữu, cho  giảng viên thì đó là lợi nhuận, còn tái đầu tư là phi lợi nhuận.

Trở lại câu chuyện minh chứng cho sự bùng nhùng từ Đại học tư thục Hoa Sen, TS. Mai Văn Tỉnh cho rằng, hiệu trưởng Bùi Trân Phượng luôn cho rằng trường theo phi lợi nhuận nhưng không thể thoát ra khỏi những vấn đề bùng nhùng của pháp lý, và vẫn chia cổ tức.

Như vậy đã chia cổ tức rõ ràng không phải là trường phi lợi nhuận. 

Đại học Hoa Sen giống như “treo đầu dê, bán thịt chó” ảnh 2

Chưa có khung pháp lý cho Đại học phi lợi nhuận đúng nghĩa

(GDVN) - Vì sao các trường đều tự nhận là trường phi lợi nhuận trong khi phần lớn đều hoạt động vì lợi nhuận?

“Đại học Hoa Sen cần nhìn nhận ở quá trình vận động của nó, có những mặt tích cực. Nằm trong bản thân trường đó thấy rằng họ đang cố gắng để trở thành trường phi lợi nhuận, nhưng trên hiện tượng thực tế từ trước năm 2007 thì là trường tư thục. 

Trường Đại học Hoa Sen bảo phi lợi nhuận nhưng thực chất là treo đầu dê bán thịt chó” TS. Tỉnh cho hay.

Ở thời điểm cổ phần hoá, đầu năm 2007, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen sở hữu 10.800 cổ phần tương đương 0,72% vốn điều lệ của trường;

Sau 7 năm với nhiều đợt chia cổ tức và cổ phiếu thưởng, cộng với việc thu gom cổ phiếu, đến tháng 7 năm 2014, bà Phượng đã sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 442.325 cổ phần tương đương 4,71% vốn điều lệ. 

Chi tiết như trong bảng sau:

STT

Họ và tên

Số cổ phiếu ban đầu

Số cổ phiếu đến 05/2014

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Bùi Trân Phượng

10.800

0.72%

442.325

4.71%

Trong một trường đại học tư thục, Đại hội đồng cổ đông là cao nhất nên việc quyết định trường đi theo hướng lợi nhuận hay phi lợi nhuận phải do Đại hội đồng cổ đông quyết định. 

Tại điều 34, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 10/12/2014 cũng nêu rõ, việc chuyển đổi sang mô hình không vì lợi nhuận phải được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông của trường với sự đồng thuận của ít nhất 75% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Và trên thực tế, trường Đại học Hoa Sen chưa bao giờ có được sự đồng ý này. 

Bên cạnh đó, chính các nhà làm luật, các cấp quản lý từ UBND Tp. Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ đều khẳng định trường Đại học Hoa Sen không phải là trường đại học không vì lợi nhuận. 

Như vậy việc Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng dương cao khẩu hiệu phi lợi nhuận không còn là lỗi của khung pháp lý hay mâu thuẫn nội bộ của trường mà vấn đề nằm ở việc không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản ký và coi thường luật pháp của Ban giám hiệu trường Đại học Hoa Sen. 

Đại học Hoa Sen giống như “treo đầu dê, bán thịt chó” ảnh 3

Việt Nam chưa có đại học tư thục không vì lợi nhuận

(GDVN) - Thời điểm trường Đại học Hoa Sen ra đời, với tư cách là một trường đại học tư thục vận dụng theo Quy chế 61 như mô hình công ty cổ phần – vì lợi nhuận.

Trở lại câu chuyện, TS. Mai Văn Tỉnh cho biết, trên thực tế ở Việt Nam chưa thể tìm ra trường đại học nào là phi lợi nhuận? Vậy xác định phi lợi nhuận của một tổ chức, một nhà trường bằng cách nào?

Trước hết phải xem xét cụ thể các báo cáo tài chính, thu chi như thế nào, phân bổ lợi nhuận như thế nào, có được kiểm toán nghiêm túc hay không? 

Vấn đề đảm bảo trường lợi nhuận hay phi lợi nhuận là vấn đề Hội đồng quản trị quyết định. Nhưng cũng phải xem xét Hội đồng Quản trị ở hai góc độ, đó là kinh tế và tổ chức.

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh trò chuyện cùng phóng viên. Ảnh Phương Thảo
Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh trò chuyện cùng phóng viên. Ảnh Phương Thảo

Tóm lại, TS. Mai Văn Tỉnh nhấn mạnh, việc trường đi theo lợi nhuận hay không lợi nhuận không phải là con người, mà khác nhau ở quy trình vận hành.

“Tổ chức mà hoạt động theo lợi nhuận được kiểm nghiệm lại thông qua thị trường một cách tự động - automatic market test. Sản phẩm theo đó có giá trị thực hay không, thị trường có sử dụng không?

Còn phi lợi nhuận không tự động được xã hội kiểm nghiệm. Đó chỉ là giả tạo, nói là phi lợi nhuận nhưng thực tế tổ chức phi lợi nhuận vẫn có lợi nhuận” TS. Mai Văn Tình nhấn mạnh.

Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền nên vào sớm vào cuộc để xử lý nghiêm minh, triệt để các lùm xùm tại trường Đại học Hoa Sen, dẹp bỏ chiêu bài không vì lợi nhuận “giả hiệu” coi thường luật pháp, nhân danh công ích để thu lợi cá nhân của bà Bùi Trân Phượng.

Để tránh tạo tiền lệ không tốt về những chiêu bài giả hiệu bất chấp pháp luật, tìm kẻ hở trục lợi cá nhân, tạo dựng lại niềm tin cho các nhà đầu tư giáo dục tâm huyết trong và ngoài nước, và để trả lại sự thanh cao vốn nên có của những nhà giáo có tâm thực sự.

Phương Thảo