Việt Nam chưa có đại học tư thục không vì lợi nhuận

30/03/2016 08:10
Phương Thảo
(GDVN) - Thời điểm trường Đại học Hoa Sen ra đời, với tư cách là một trường đại học tư thục vận dụng theo Quy chế 61 như mô hình công ty cổ phần – vì lợi nhuận.

Năm 2005, để định hướng cho hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Thủ tướng đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, sau này được thay thế bằng quy chế mới ban hành tại Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg, được sửa đổi và bổ sung tại Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg. 

Tuy nhiên, trong cả hai quy chế nói trên, trường đại học tư thục chỉ mới được hiểu theo mô hình công ty cổ phần, điển hình cho kiểu trường đại học tư thục đi theo cơ chế vì lợi nhuận.

Trường Đại học Hoa Sen ra đời rõ ràng hoạt động dựa trên Quy chế 61 (theo mô hình vì lợi nhuận). Những bùng nhùng của trường đại học này trong thời gian qua cho thấy chúng ta đang thiếu một quy chế, một pháp lý cho việc chuyển đổi này.

Mâu thuẫn nội bộ tại Đại học Hoa Sen đã lên tới đỉnh điểm. Hiệu trưởng Bùi Trân Phương vẫn khăng khăng khẳng định trường đi theo mô hình không vì lợi nhuận, trong khi thực tế hoạt động của nhà trường vẫn theo mô hình trường đại học tư thục.

Đại học Hoa Sen vẫn chỉ là đại học tư thục vì lợi nhuận. Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn
Đại học Hoa Sen vẫn chỉ là đại học tư thục vì lợi nhuận. Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn

Kết luận vấn đề này, Chính phủ đã lên tiếng về sự việc và khẳng định trường Hoa Sen chỉ là trường đại học tư thục. Các văn bản của Bộ GD&ĐT, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định điều này.

Vậy, hiệu trưởng Bùi Trân Phượng vẫn dương cao ngọn cờ “không vì lợi nhuận” là với mục đích gì? Liệu có lợi ích cá nhân trong này hay không? Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài phân tích sâu về vấn đề này.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tác giả đối chiếu với các quy định, tình hình thực tế và ngay cả các chuyên gia giáo dục, những người từng công tác tại Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, ở Việt Nam hiện tại chưa có trường đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với nguyên Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Lê Viết Khuyến.

Ông Khuyến quan sát, chứng kiến, tìm hiểu và nhận định, mặc dù một số người đại diện của Đại học Hoa Sen có những phát ngôn là đang hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng trên thực tế trường này hoạt động vì lợi nhuận.

TS. Lê Viết Khuyến cho biết thêm, từ những bùng nhùng của Đại học Hoa Sen lỗi ở đây là từ phía Bộ GD&ĐT. “Những người soạn thảo quy chế của đại học tư thục đã hướng các trường tư thục thành các công ty cổ phần, lợi nhuận. Tức là có chủ sở hữu, chủ tư nhân... 

Việt Nam chưa có đại học tư thục không vì lợi nhuận ảnh 2

Chưa có khung pháp lý cho Đại học phi lợi nhuận đúng nghĩa

(GDVN) - Vì sao các trường đều tự nhận là trường phi lợi nhuận trong khi phần lớn đều hoạt động vì lợi nhuận?

Trường Đại học Hoa Sen bắt buộc phải đi theo hướng vì lợi nhuận, vì không có quy chế không vì lợi nhuận (tại Quy chế 61).

Đại học Hoa Sen ngay từ đầu muốn ra đời một trường đại học tư thục thì phải chấp nhận theo Quy chế 61 – vì lợi nhuận, trường đã chót đi theo hướng vì lợi nhuận, lúc mới thành lập trường không còn lựa chọn nào khác” ông Khuyến nói. 

Quay trở lại với câu chuyện mâu thuẫn nội bộ của trường Đại học Hoa Sen, với hàng loạt sai phạm bị phát hiện và không còn được sự ủng hộ của đại đa số cổ đông, bà Bùi Trân Phượng đã sử dụng chiêu bài “biến Đại học Hoa Sen thành một trường phi lợi nhuận” để thoát khỏi sự “đe dọa quyền lực” của cổ đông. 

Do đó, “phi lợi nhuận” chỉ là một chiêu bài của vị hiệu trưởng tiếp tục thao túng và bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình. 

Ngoài chiêu bài phi lợi nhuận để đánh lạc hướng những sai phạm đã bị thanh tra Bộ GD&ĐT phanh phui và xử phạt cũng như các sai phạm về tài chính, bà Bùi Trân Phượng còn cho rằng đại học Hoa Sen đang bị chiếm đoạt bởi một nhóm cổ đông để bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận định lại về trường hợp một cơ sở giáo dục đại học tư thục có chia cổ tức cho các cổ đông, như trường Đại học Hoa Sen (chia cổ tức dưới bóng dáng là những khoản thưởng tháng lương cho giảng viên), ông Lê Viết Khuyến cho rằng, tại Điều lệ trường đại học quy định: Nếu chia cổ tức cho các cổ đông, nếu cổ tức không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ thì gọi là không vì lợi nhuận, nếu vượt quá là vì lợi nhuận.

Nhưng các trường vẫn có cách đối phó bằng cách: Nói tiền của trường đang âm, nhưng lại trả lương cho giảng viên rất cao đối với những vị trí quan trọng trong trường. 

Như vậy vẫn mang tiếng là trường không vì lợi nhuận, nhưng các khoản tiền lãi đã đi vào túi người đứng đầu.

Do đó, theo quan điểm của ông Lê Viết Khuyến, câu chuyện vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận không chỉ thể hiện ở lãi suất hay cổ tức, mà còn thể hiện nhiều hơn ở việc chiếm đoạt quyền lực.

Thông qua việc chiếm đoạt quyền lực đó là thâu tóm tiền của cho cá nhân.
Khẳng định lại, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có trường đại học tư thục nào không vì lợi nhuận. 

Như vậy, dù muốn hay không thì Đại học Hoa Sen cũng phải tuân thủ Điều lệ trường đại học mà Thủ tướng Chính phủ đã ký (có hiệu lực từ 30/1/2015), đã quy định rõ tại Khoản 2 Điều 34 – Đối với những trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, hồ sơ gồm:

a. Tờ trình đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trường; cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của nhà trường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

b. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông thông qua việc trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn.

Trước đó, với Dự thảo Điều lệ mà ông Lê Viết Khuyến từng làm thì mô hình trường đại học tư không vì lợi nhuận trong tương lai hoàn toàn có thể ra đời được. 

Theo mô hình này, ông Khuyến không gọi là cổ đông, mà gọi là người góp vốn. Người góp vốn có thể có hàng nghìn người, người góp vốn đó chỉ lấy lãi suất không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ.

Tài sản của các Trường đại học tư thục không vì lợi nhuận được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân thuộc sở hữu tư nhân và tài sản tăng thêm từ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung hợp nhất. Người góp vốn chỉ sở hữu  phần vốn góp của mình. 

Ông Khuyến cho biết, tài sản do biếu, tặng hoặc cấp phát, tài sản được hình thành từ kết quả hoạt động của trường đại học dân lập được chuyển sang Trường đại học tư thục không vì lợi nhuận (nếu có) và tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của Trường đại học tư thục không vì lợi nhuận là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

Tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia chỉ dùng để phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác.

Cổ tức của Đại học Hoa Sen từ năm 2007 đến năm 2013.

Trường Đại học Hoa Sen được thành lập theo Quyết định số 274/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ “Trường Đại học Hoa Sen hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục”.

Ở Đại hội đồng cổ đông đầu tiên vào tháng 2/2007, Đại học Hoa Sencó vốn điều lệ là 15 tỷ đồng với hơn 270 cổ đông sở hữu 100% vốn điều lệ. Đến thời điểm tháng 7 năm 2014, sau nhiều lần tăng vốn bằng cổ phiếu thưởng, chuyển nhượng cổ phiếu, Đại học Hoa Sen còn 160 cổ đông với vốn điều lệ là 93 tỷ đồng.

Trường  Đại học Hoa Sen hoạt động theo quy chế tổ chức của một doanh nghiệp, với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị , Ban kiểm soát và Ban giám hiệu  điều hành.

Hàng năm, Đại hội đồng cổ đông thường niên Đại học Hoa Sen đều thông qua các báo cáo tài chính, ngân sách hoạt động hàng năm cũng như chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng ở mức bình quân là 51% một năm, cụ thể như  sau:

Năm

% cổ tức tiền mặt

% cổ tức bằng cổ phiếu

Tổng phần trăm cổ tức

Lãi xuất trái phiếu nhà nước

Ghi chú

2007

14.00%

0%

14.00%

7.54%

Ngày 03/02/2007 Đại hội đồng cổ đông thành lập Đại học Hoa Sen

2008

11.25%

0%

11.25%

9.50%

2009

15.00%

95.40%

110.40%

9.50%

2010

7.50%

0%

7.50%

9.90%

2011

11.50%

0%

11.50%

12.10%

2012

12.00%

140%

152.00%

9.00%

2013

20.00%

30.60%

50.60%

9.00%

Bình quân cổ tức tiền mặt và cổ phiếu / năm

51.04%

Phương Thảo