PGS.Nghiêm Đình Vỳ đề nghị cơ chế đặc biệt cho các trường sư phạm trọng điểm

15/06/2016 10:12
PGS. Nghiêm Đình Vỳ
(GDVN) - Sắp tới giáo dục phổ thông có nhiều thay đổi, nên ngay từ bây giờ, các trường sư phạm phải đổi mới và đi trước sự đổi mới ở trường phổ thông.

LTS: Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức do toàn cầu hoá và công nghệ thông tin đưa đến. Không còn cách nào khác là phải cải cách giáo dục và dạy nghề. Ở nước ta, trong quá trình hội nhập quốc tế, đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, vấn đề đào tạo năng lực nghề cho giáo viên có ý nghĩa thiết thực. 

Trong bài viết này PGS. Nghiêm Đình Vỳ (Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) sẽ nói rõ điều này, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và thách thức của đào tạo năng lực nghề cho giáo viên. Trên cơ sở đó, đưa ra một vài giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm.


Các năng lực cần hình thành và phát triển cho người học

Các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra một danh sách các năng lực có giá trị ở mọi nơi và mong muốn thanh niên có được nó trong Thiên niên kỷ mới nếu như họ muốn đối đầu với các thách thức của kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hoá. 

Đó là: Thứ nhất, các năng lực cá nhân: có khả năng giao tiếp tốt, sẵn sàng chấp nhận tính nước đôi,có khả năng chỉ huy thực sự; Thứ hai, năng lực nghề nghiệp: Giải quyết được các vấn đề (các vướng mắc), có kiến thức kỹ thuật cập nhật, có phẩm chất nhà thương lượng, có khả năng suy ngẫm và kế hoạch hoá chiến lược; 

Thứ ba, năng lực hiểu biết nhiều nền văn hoá:có khả năng hoạt động trong các nền văn hoá khác nhau, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, có năng lực ngoại ngữ.

Đặc trưng nổi trội cần quan tâm là: phát triển năng lực hành động (bao gồm các thành tố cơ bản như kiến thức, kỹ năng, phương pháp, giá trị và hành vi thái độ); người học phải vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, xúc cảm… vào thực tiễn. 

Các hoạt động chính bắt đầu bằng những kiến thức, kinh nghiệm học sinh đã biết; khuyến khích các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đó với bạn bè; đưa ra những tình huống mới để giúp học sinh thu nhận kiến thức mới; củng cố những điều mới học được bằng một câu chuyện hoặc trò chơi. 

PGS.Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh Xuân Trung
PGS.Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh Xuân Trung

Các hoạt động thực hành giúp người củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới học được. Các hoạt động ứng dụng là các hoạt động ứng dụng những điều đã học được vào việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong đời sống hàng ngày ở nhà và ở cộng đồng.

Vấn đề phát triển năng lực của người học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh đang được quan tâm trong quá trình chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta cũng như việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015. 

Muốn phát triển được năng lực của học sinh thì thầy giáo phải có năng lực. Những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải  chuẩn bị cho các giáo sinh, những thày giáo trong tương lai có năng lực đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. 

PGS.Nghiêm Đình Vỳ đề nghị cơ chế đặc biệt cho các trường sư phạm trọng điểm ảnh 2

Thêm cơ quan phản biện, tư vấn các chính sách giáo dục – văn hóa

(GDVN) - Ngày 12/6, Trung ương Hội khoa học phát triển nhân lực, nhân tài chính thức cho ra mắt Viện phát triển giáo dục và Văn hóa.

Giáo viên không chỉ là người dạy học trên lớp học, một người làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin, mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của học sinh.

Làm được điều trên chính là người giáo viên sẽ phải phát triển được năng lực của học sinh. Về các năng lực cần đào tạo cho giáo viên cũng đang được tiếp tục nghiên cứu. 

Đa số các nhà giáo dục cho rằng, người giáo viên phải có phẩm chất nhân cách tốt đẹp, có năng lực: tìm hiểu đối tượng, tổ chức các hoạt động giáo dục, nắm vững kiến thức kĩ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, tự học, tự nghiên cứu; phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. 

Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người  giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại.

Đào tạo theo năng lực, giáo viên gặp khó gì?

Chúng ta có thuận lợi là được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng luôn luôn đánh giá cao vai trò của người thầy giáo và trên mặt trận giáo dục, Đảng đã có sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, sắc bén, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn. 

Thuận lợi thứ hai là có đội ngũ giảng viên các trường sư phạm ngày càng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Về vai trò của người thầy, lãnh tụ Lê-nin đã từng phát biểu như sau:"...Chỗ dựa vững chắc cho nhà nước Xô Viết trước hết là chiến sĩ Hồng quân, tiếp theo là thầy cô giáo". 

Thầy cô giáo có lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thức, người chăm lo, dẫn dắt thế hệ trẻ; lấy dạy chữ, dạy người làm lẽ sống của mình. 

Đây là những người coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn, cống hiến.các nhà giáo vẫn giữ được phẩm chất cao quí của người thầy, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Trong kỷ nguyên thông tin, bên cạnh những cơ hội tích cực, nhưng cũng có ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo. 

Thách thức đặt ra trước mọi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu hoá là các vấn đề về giáo dục và dạy nghề. Vì vậy giáo dục nghề có khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi liên quan đến thế giới việc làm. 

Có một thực tế khác cũng đang nổi lên, đó là những người vừa tốt nghiệp đại học đăng ký vào các trung tâm dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật để học tiếp vì chưa xin được việc. 

Trong trường hợp những người đã có bằng đại học (phần lớn học văn chương) phải chọn cách theo học kỹ thuật hoặc học nghề, xu hướng này có thể gọi là “chuyển tiếp ngược” đáng để chúng ta lưu ý. 

Các trường Đại học Sư phạm trọng điểm cần đi trước một bước. Ảnh Website Đại học sư phạm HN.
Các trường Đại học Sư phạm trọng điểm cần đi trước một bước. Ảnh Website Đại học sư phạm HN.


Hiện nay, các trường sư phạm gặp một số khó khăn như: Sức ì trong nhận thức của một bộ phận giảng viên và cán bộ quản lý do quán tính cũ trong một thời gian dài; Nguồn lực vật chất và tài chính còn hạn hẹp; 

Chưa tuyển được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm; Vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp... Sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, trong khi chờ đợi thì một số đi học cao học hay xin làm trái nghề.

Sâu xa phía sau là sự thiếu tin tưởng của nhiều người đối với giáo viên, nhà trường và việc quản lý giáo dục. Nhưng giữa các trường đại học cũng đã nảy sinh sự xáo trộn. 

Việc đào tạo người giáo viên theo định hướng phát triển năng lực nghề liên quan đến dạy học tích hơp,liên môn. Chúng ta chưa có truyền thống và kinh nghiệm về việc giảng dạy theo hướng tích hợp. 

Việc đưa khoa học tích hợp vào trong nhà trường còn trong giai đoạn  nghiên cứu, thử nghiệm. Bởi vậy, giáo viên chưa quen và chưa có phương pháp dạy học tích hợp. 

PGS.Nghiêm Đình Vỳ đề nghị cơ chế đặc biệt cho các trường sư phạm trọng điểm ảnh 4

Rà soát lại đội ngũ quản lí giáo dục trên phương diện nhân cách và năng lực

(GDVN) - Đây là quan điểm của ông Phạm Huy Đức - nguyên Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An khi tâm sự về đổi mới đội ngũ nhà giáo.

Các giáo viên ở trường THPT chỉ được đào tạo để dạy một môn khoa học riêng rẽ, cho nên khi dạy theo hướng tích hợp các môn học giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy. 

Chương trình-sách giáo khoa vẫn biên soạn theo từng bộ môn riêng rẽ, chưa có sự tích hợp nội dung các môn học. Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu.

Trao cơ chế cho các trường sư phạm

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên liên quan đến cả hệ thống giáo dục quốc dân. Riêng các trường sư phạm, nơi đào tạo đội ngũ nhà giáo, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường phổ thông thì sự đổi mới ở trường sư phạm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Bởi nó góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Sắp tới giáo dục phổ thông có nhiều thay đổi, nên ngay từ bây giờ, các trường sư phạm phải đổi mới và đi trước sự đổi mới ở trường phổ thông. 

Để đổi mới chương trình, sách giáo khoa một cách hiệu quả, các trường, khoa sư phạm cần vào cuộc.

Trường, khoa sư phạm phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp.

Các trường sư phạm không nên ngồi chờ đổi mới phổ thông xong mới xúc tiến đổi mới đào tạo, cũng không nên máy móc chờ có văn bản cụ thể chỉ đạo, mà ngay bây giờ phải triển khai việc đổi mới đào tạo giáo viên, khắc phục ngay các bất cập, đặc biệt là gắn mục tiêu, yêu cầu giáo dục phổ thông mới vào việc đào tạo. 

Các trường sư phạm cần tính toán điều chỉnh từ cơ chế quản lý đến nội dung đào tạo. Đây vừa là thách thức và cũng là một cơ hội của các trường sư phạm, mà Đại học Sư phạm Hà Nội phải là lá cờ đầu.

PGS.Nghiêm Đình Vỳ đề nghị cơ chế đặc biệt cho các trường sư phạm trọng điểm ảnh 5

Nhóm Việt Cường gửi tâm huyết về đào tạo giáo viên đến Bộ trưởng Nhạ

(GDVN) - Cứ thế này thì: Nhân dân ơi! Con cái của Nhân dân ơi! Bao giờ mới có được sự công bằng, liêm chính và trong sáng cho sự nghiệp trồng người cao quý đây?

Trường sư phạm phải tiến hành đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người giáo viên. Cụ thể là đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập.

Cần chú trọng trang bị cho sinh viên sư phạm phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể; Rèn luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, đạo đức nghề nghiệp cho người học.

Các trường đại học sư phạm có thể tổ chức một mạng lưới những khoá học vệ tinh để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các tỉnh nhằm thay thế cho các trường cao đẳng sư phạm ở địa phương không tuyển sinh được.

Đầu tư nhiều hơn về khoa học giáo dục nhằm bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh viên, giáo viên và giáo viên tập sự. Điểm mới cần làm là phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phù hợp với sự đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là chương trình các ngành đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp, liên môn ở các mức độ phù hợp.

Yêu cầu cao trong tuyển sinh sư phạm, tuyển dụng giáo viên và giảng viên. Cải thiện chất lượng giáo dục sư phạm là một quá trình gồm nhiều giai đoạn nhằm đào tạo, tuyển chọn được những giáo viên gắn bó hơn với công việc.  

Trước hết cần tuyển chọn vào các trường sư phạm những học sinh xuất sắc, có đạo đức tốt, có trình độ, có kết quả học phổ thông giỏi và có trình độ ngoại ngữ tốt. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề hội nhập của các trường sư phạm. 

Về tuyển chọn giáo viên hiện nay có nhiều nguồn. Rất may là Bộ GD&ĐT đã ngừng việc bồi dưỡng 3 tháng để lấy chứng chỉ nghề cho những người tốt nghiệp một số đại học khác được đi dạy học phổ thông.

PGS. Nghiêm Đình Vỳ