Máy bay chiến đấu Shinshin (F-3) đang được Nhật Bản phát triển |
Nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 5 (xuất bản trước) đăng bài nhan đề "Trung-Nhật bước vào thời đại chạy đua vũ trang".
Bài viết cho rằng, hai bên Trung Quốc và Nhật Bản đều lấy đề phòng sự trỗi dậy quân sự của đối phương làm lý do để tăng cường sức mạnh quân sự, đây là điều tương đối đáng tiếc. Hải quân, không quân của hai bên đã bước vào thời đại chạy đua quân sự nhằm vào nhau, theo đuổi nhau.
Đối đầu gay gắt về trang bị quân sự
Theo bài viết, để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc như phát triển máy bay chiến đấu J-20, J-31, chế tạo nhiều hơn tàu khu trục “Aegis Trung Hoa” C/D (Type 052C, Type 052D), sản xuất máy bay chiến đấu J-15, J-16 và tàu sân bay, Nhật Bản hầu như đã áp dụng các biện pháp ứng phó trên lĩnh vực này.
Ngày 12 tháng 1, Nhật Bản đã công bố đại cương phòng vệ mới, có kế hoạch tiếp tục mở rộng số lượng máy bay chiến đấu trên nền tảng nhập khẩu 42 máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |
Để tác chiến bảo vệ nhóm đảo Senkaku, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thảo luận nhập khẩu hai tàu đổ bộ cỡ lớn vào năm 2018, trên thực tế đây là tàu sân bay có lượng giãn nước đầy đạt 45.000 tấn, có thể mang theo hơn 30 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay F-35B.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình nội địa, vì vậy trong tương lai, đối tượng tác chiến của máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc trước tiên là máy bay chiến đấu tàng hình F-22, tiếp theo là máy bay chiến đấu tàng hình Shin shin đang được Nhật Bản phát triển. Nhật Bản có kinh nghiệm, công nghệ tốt hơn Trung Quốc trên các lĩnh vực như sử dụng vật liệu, radar mảng pha quét điện tử chủ động.
Shin shin đối kháng J-20
Bài báo cho rằng, máy bay chiến đấu Shin shin là chương trình phát triển do cơ quan nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Nhật Bản và công nghiệp nặng Mitsubishi tiến hành.
Tên thật là "máy bay thử nghiệm công nghệ tiên tiến", là máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nhật Bản, sử dụng công nghệ tiên tiến. Điểm này tương đồng với tình hình của máy bay mẫu J-20.
Máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ chế tạo |
Một khi đưa vào sản xuất, trang bị, có thể gọi là máy bay chiến đấu chi viện F-3. Do máy bay J-20 và F-3 đều không thể đạt chỉ tiêu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm - chuẩn mực nhất, đó là tuần tra siêu âm, vì vậy, bài báo xác định hai loại máy bay chiến đấu này là máy bay chiến đấu thế hệ 4+.
Về ngoại hình và kích thước, máy bay chiến đấu F-3 có đặc điểm tàng hình tốt hơn J-20. F-3 không thiết kế cánh mũi, kích thước thuộc máy bay chiến đấu hạng trung.
Đầu năm 2006, máy bay Shinshin phiên bản không người lái chính thức công khai, kích thước bằng 1/5 phiên bản chính thức (dài khoảng 3 m, rộng khoảng 2 m, nặng khoảng 45 kg).
Trọng điểm đáng chú ý là sử dụng vật liệu, mô hình máy bay không người lái này hầu như áp dụng vật liệu carbon tổng hợp tăng cường, đã cho thấy công nghệ tiên tiến của vật liệu composite Nhật Bản.
Về thiết kế ngoại hình của máy bay, F-3 đã tập trung nhấn mạnh hơn đến đặc điểm tàng hình của J-20. Không có cánh mũi và "vây cá" như J-20, cộng với sử dụng vật liệu composite của Nhật Bản hơn hẳn Trung Quốc, vì vậy, tính năng tàng hình của F-3 tốt hơn J-20 là có thể dự đoán.
F-3 chỉ có độ dài khoảng 14 m, nhỏ hơn nhiều so với F-22 dài 18,92 m và J-20 dài 20 m, diện tích phản xạ của radar do đó có thể giảm đi.
Tàu khu trục Côn Minh là chiếc Type 052D đầu tiên trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, triển khai ở Biển Đông |
Điểm yếu của ba loại máy bay J-20, J-31 và F-3 đều là động cơ, do Mỹ có thể sẽ không cung cấp động cơ tính năng cao cho F-3, vì vậy Nhật Bản quyết định sử dụng động cơ nội.
Động cơ phản lực gọi là XF5-1, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng chỉ có 8, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội chỉ có 5.000 kg, 2 động cơ cũng chỉ có 10.000 kg, vẫn không bằng tính năng của động cơ AL-31F do Nga chế tạo.
Do đó, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng của F-3 tương đối thấp, nhưng đã lắp 3 chip điều khiển đẩy véc-tơ cho XF5-1, điểm này rất nổi bật, tính cơ động của máy bay chiến đấu được tăng lên, máy bay càng khó rơi vào trạng thái mất tốc độ. Trung Quốc dường như hiện nay vẫn chưa nắm được công nghệ đẩy véc-tơ.
Nghe nói, động cơ của F-3 đã áp dụng hệ thống điều khiển số hóa hoàn toàn, hệ thống điều khiển bay fly-by-wire sợi quang học, vì vậy về khả năng điều khiển, F-3 phải tuyệt vời.
F-3 được xác định là máy bay chiến đấu đa năng
Bài viết cho rằng, về radar và hệ thống vũ khí, Nhật Bản còn đang ở thời đại của F-2, đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), vì vậy, radar của F-3 phải là phiên bản cải tiến tiếp theo trên nền tảng này.
Tàu sân bay trực thăng Izumo lớp 22DDH do Nhật Bản chế tạo, hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013 |
Phát triển vũ khí cho F-3 gồm có tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động AAM-4, việc thử nghiệm tên lửa không đối hạm thế hệ mới sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) đã kết thúc. Vì vậy, F-3 phải là máy bay chiến đấu đa năng, có các chức năng như chống hạm, kiểm soát trên không, tấn công đối đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không đã sử dụng bom dẫn đường vệ tinh lớp 500 kg.
Hệ thống điện tử hàng không của F-3 hoàn toàn không công khai, nghe nói đang nghiên cứu chế tạo hệ thống điện tử hàng không nhất thể hóa, kích cỡ lớn, nhiều chức năng tương tự như F-35. Điều đáng đề cập ở đây là, máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK mà Nga xuất khẩu cho Trung Quốc đều sử dụng màn hình hiển thị tinh thể lỏng (LCD) có độ sáng và độ chính xác cao do Công ty Sharp sản xuất.
Mô hình F-3 được trưng bày hoàn toàn không xuất hiện ngắm chuẩn laser EOTS tương tự như lắp trên đầu máy bay J-20, F-35, hệ thống hình ảnh hồng ngoại có được lắp hay không còn chưa rõ. Điều này có nghĩa là, trong thiết kế ban đầu, F-3 lấy tư tưởng máy bay chiến đấu chiếm lấy ưu thế trên không làm chính, kiêm đa năng, dựa vào đó tạo sự khác biệt với F-35 nhập khẩu, F-35 lấy tấn công đối đất làm chính.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc |
Máy bay nguyên mẫu F-3 có kế hoạch tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2014, muộn hơn 3 năm so với J-20, nhưng thời gian trang bị cho quân đội có khả năng tương đối gần, Nhật Bản hiện nay có 97 máy bay chiến đấu F-2 đang hoạt động, vì vậy dự đoán, số lượng sản xuất F-3 ít nhất phải bằng con số này, để thay thế cho F-2, số lượng có thể còn cao hơn.
Mặc dù thông số kỹ thuật của F-3 được tiết lộ còn rất ít, nhưng bề ngoài đã công khai. Bài viết cho rằng, trong 20 năm tới, F-3, J-20, J-31 đồng thời xuất hiện trên bầu trời Đông Á là điều không có gì lạ.