Theo đó, đề án đặt mục tiêu đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc;
Tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
Đề án điều chỉnh đưa ra mục tiêu, đối với giáo dục mầm non, đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non.
Đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ) |
Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12); 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo;
Cũng đến năm 2025, phấn đấu 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ.
Đồng thời, năm 2025, phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo;
Phấn đấu hoàn thành xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.
Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên các chương trình tự bồi dưỡng;
Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ) đến năm 2025.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đề án đưa ra 8 giải pháp quan trọng. Đó là:
Thứ nhất: Ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ.
Thứ 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia.
Trong đó, xây dựng quy trình triển khai và ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.
Xây dựng quy trình và giới thiệu mô hình triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên. Đồng thời, triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ:
Thứ 3: Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng.
Thứ 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ.
Thứ 5: Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.
Thứ 6: Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ.
Thứ 7: Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ.
Thứ 8: Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.