Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk

27/03/2018 06:00
Thanh Sơn
(GDVN) - Bộ Nội vụ đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra nếu có tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Thời gian qua, một số phương tiện thông tin truyền thông có phản ánh về việc 500 giáo viên tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk sắp mất việc làm.

Riêng Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải loạt bài về thông tin này.

Đặc biệt, ngày 11/3, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết “Một chữ ký của lãnh đạo, hơn 500 giáo viên nguy cơ ra đường, vì sao lại như thế?” của tác giả Hưng Long trong đó nêu cụ thể diễn biến liên quan đến việc hơn 500 giáo viên này. 

Được biết, về việc này, ngay sau đó, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 1014/BNV-CCVC ngày 14/3/2018 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung của sự việc và các giải pháp xử lý. 

Đến ngày 15/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có Báo cáo số 45/BC-UBND về tình hình liên quan đến hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế được giao tại đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc. 

Hàng trăm giáo viên tập trung tại nhà văn hóa huyện Krông Pắk để phản ứng việc bị sa thải. (Ảnh đăng trên giaoduc.net.vn/ Facebook Hiền Lê)
Hàng trăm giáo viên tập trung tại nhà văn hóa huyện Krông Pắk để phản ứng việc bị sa thải. (Ảnh đăng trên giaoduc.net.vn/ Facebook Hiền Lê)

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trích dẫn báo cáo này như sau:

Thứ nhất, về tình hình hợp quản lý, sử dụng viên chức sự nghiệp giáo dục tại huyện Krông Pắc


          - Tổng biên chế sự nghiệp giáo dục được giao năm 2016: 3.571 biên chế. Trong đó:

          + Bậc Mầm non: 606 biên chế;

          + Bậc Tiểu học: 1.776 biên chế;

          + Bậc Trung học cơ sở: 1.189 biên chế.

- Tổng biên chế đã tuyển dụng tính đến ngày 24/11/2017: 3.393 biên chế. Trong đó:

          + Bậc Mầm non: 554/606 biên chế;

          + Bậc Tiểu học: 1.696/1.776 biên chế;

          + Bậc Trung học cơ sở: 1.143/1.189 biên chế.

          - Tổng biên chế chưa tuyển dụng: 178 biên chế (trong đó: giáo viên 157, nhân viên:).

Trong đó:

Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk ảnh 2Một chữ ký của lãnh đạo, hơn 500 giáo viên nguy cơ ra đường, vì sao lại như thế?

          + Bậc Mầm non: 52 biên chế (giáo viên: 43, nhân viên: 09);

          + Bậc Tiểu học: 80 biên chế (giáo viên: 77, nhân viên: 03);

          + Bậc Trung học cơ sở: 46 biên chế (giáo viên 37, nhân viên 09).

Về tình hình hợp đồng lao động (kể cả trong và ngoài biên chế được giao) tính đến tháng 02/2018:

Tổng số hợp đồng lao động: 578 giáo viên (hợp đồng ngoài chỉ tiêu là: 421 người). Trong đó:

          + Bậc Mầm non: 78 giáo viên (ngoài chỉ tiêu: 35 giáo viên);

          + Bậc Tiểu học: 279 giáo viên (ngoài chỉ tiêu: 202 giáo viên);

          + Bậc Trung học cơ sở: 221 giáo viên (ngoài chỉ tiêu: 184 giáo viên).

Qua rà soát, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc xác định trong 578 trường hợp hợp đồng lao động, có 370 trường hợp đủ điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng: 208 trường hợp không có vị trí việc làm để nộp hồ sơ tuyển dụng (không đủ điều kiện nộp hồ sơ).

Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk ảnh 3Giáo viên bị cắt lương, cắt dạy ở Krông Pắk làm đơn tố cáo lên Công an

Theo phương án tuyển dụng viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc năm 2017 đã được phê duyệt, đối với những giáo viên không đủ điều kiện nộp hồ sơ hoặc không có vị trí tuyển dụng, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc thực hiện việc chấm dứt hợp đồng theo quy định (Công văn số 232/UBND-NV ngày 06/3/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc).
 
Như vậy, nội dung thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến việc một số giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắc sắp mất việc là đúng.

Thứ hai, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Để giải quyết vấn đề trước mắt nhằm ổn định tình hình địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật và không để các thế lực thù địch lợi dụng làm phức tạp tình hình, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ngày 11/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1824/UBND-TH về việc xử lý vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017 của huyện Krông Pắc.

Theo đó:

- Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc tạm dừng việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động giáo viên ngoài chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017 (đã được Ủy ban nhân dân huyện Krông Păc triển khai tại Công văn số 323/UBND-NV ngày 06/3/2018).

- Yêu cầu huyện Krông Pắc rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; báo cáo, đề xuất cụ thể với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết căn cơ các vấn đề, trong đó, nghiên cứu việc xét tuyển bổ sung đối với các giáo viên đã có hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế nhưng không còn vị trí việc làm để tuyển dụng.

- Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh chủ động hỗ trợ huyện Krông Pắc trong xử lý vụ việc.

Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk ảnh 4Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc làm rõ thông tin giáo viên “chạy” việc trăm triệu

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc đã ban hành Công văn số 535/UBND-VP ngày 12/3/2018 để triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 1824/UBND-TH và đã tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển và không có vị trí tuyển dụng. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc và các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề hợp đồng giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế của huyện Krông Pắc. 

Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ báo cáo Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương liên quan ngay khi phương án được phê duyệt.

Từ những nội dung báo cáo này Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nội vụ đề xuất quan điểm xử lý như sau: 

- Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đã chỉ đạo:

Kiên trì chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao của năm 2015.

Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có. 

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh: lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh…, có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk ảnh 5Phương án xử lý vụ hàng trăm giáo viên dư ở Krông Pắk

- Tại Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 - 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021 (sau đây viết tắt là Kết luận số 17-KL/TW) đã chỉ đạo:

Dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn 2017 - 2021; thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10%, bình quân phải giảm ít nhất 2,5%/năm biên chế của hệ thống chính trị;

Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết là giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề; các cơ sở khám, chữa bệnh; sự nghiệp khoa học - kỹ thuật khác. 

Đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông, do số lượng học sinh tăng mà cần thiết phải thành lập trường mới, lớp mới thì ngành, địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế được giao...

Các cơ quan, đơn vị đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao, không được thực hiện hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Quan điểm của Bộ Nội vụ về việc 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk ảnh 6Giám đốc Sở Giáo dục Đắk Lắk nói chưa thấy có tiêu cực gì

Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng đã được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.

- Tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015.

Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.

- Tại Công văn số 2335/VPCP-TCCV ngày 08/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng do Bộ Nội vụ giao hoặc thẩm định.

+ Có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số công chức, viên chức vượt quá số biên chế được Bộ Nội vụ giao.

+ Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng tiến độ, bảo đảm đúng tỷ lệ theo quy định.

+ Chấm dứt ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã sử dụng hết biên chế sự nghiệp được giao.

- Tại Công văn số 2882/VPCP-TCCV ngày 21/9/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Kết luận số 17-KL/TW, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

dựng, phê duyệt kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021; chấn chỉnh công tác giao, quản lý và sử dụng biên chế; chấm dứt các hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ.

Vì vậy, căn cứ phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk khẩn trương xử lý vụ việc theo thẩm quyền, đồng thời bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trên.

Bộ Nội vụ cũng yêu cầu, đối với nội dung báo chí nêu là phát hiện có dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra, nếu có sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Thanh Sơn