Bảo hiểm xã hội Việt Nam sơ kết công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06

22/07/2023 07:07
Vương Nghị
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-  Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Ngày 21/7, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc học trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị, tại điểm cầu Trung ương có: Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…

Về phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có đồng chí Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội; các Phó Tổng Giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và lãnh đạo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh cùng Giám đốc Bảo hiểm xã hội các quận, huyện.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội nghị.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định, công tác triển khai chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn Ngành.

Nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân và tăng cường hiệu quả quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Cùng với cả hệ thống chính trị, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực, tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy lợi thế từ nguồn dữ liệu sẵn có để chủ động, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn vào kết quả chung của công tác chuyển đổi số và Đề án số 06 của Chính phủ.

Một số kết quả nổi bật như sau:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chia sẻ, xác thực, đồng bộ thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính đến ngày 15/7/2023, hệ thống đã xác thực được 88.797.864 thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý (trong đó có hơn 80 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 91% tổng số người tham gia) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ 123.866.984 lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đây là cơ sở để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành chuyển đổi sang sử dụng số định danh cá nhân, số Căn cước công dân thay thế cho mã số Bảo hiểm xã hội.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp để triển khai 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông gồm:

Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Tính đến ngày 15/7/2023, Bảo hiểm xã hội 02 địa phương triển khai làm điểm (Hà Nam và Hà Nội) đã tiếp nhận và giải quyết 45.534 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Với việc triển khai thủ tục hành chính liên thông này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rút ngắn thời gian thời gian chờ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 05 ngày xuống còn 02 ngày.

Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng (Tính đến ngày 15/7/2023, Bảo hiểm xã hội 02 địa phương triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 1.576 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí), Việc triển khai liên thông thủ tục hành chính này giúp rút ngắn thời gian giải quyết hưởng mai táng phí từ 10 ngày xuống còn 07 ngày.

Thực hiện triển khai 03 Dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ: (Đăng ký tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện; Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế; "Giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần”).

Trước đây người dân phải đến cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ thu để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì nay có thể thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Dịch vụ công Đăng ký tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Quyết định số 49/QĐ-Bảo hiểm xã hội ngày 19/01/2023 về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến "Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công".

Tiện ích quan trọng của dịch vụ công toàn trình này là việc phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai với cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác thông tin cá nhân, số tiền phải đóng và người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Tính đến ngày 15/7/2023, Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 2.664 giao dịch đăng ký, đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Dịch vụ công "Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế": Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, ban hành dịch vụ công trực tuyến, đã triển khai trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã đề nghị tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (ngày 13/7/2023).

Tiện ích quan trọng của dịch vụ công toàn trình này là việc phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai với cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bao gồm: xác định nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú (cấp tỉnh, cấp huyện), xác thực thông tin của chủ hộ, các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú với cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, xác định thứ tự tham gia bảo hiểm y tế của từng thành viên được giảm trừ mức đóng trong cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, từ đó xác định đúng người, xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Dịch vụ công "Giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần (thuộc nhóm áp dụng thí điểm xác thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp Dịch vụ công trực tuyến)":

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; đã triển khai tích hợp thành công dịch vụ ký số từ xa (ký số trên thiết bị di động); đang hoàn thiện điều chỉnh phần mềm để triển khai trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong tháng 07/2023.

Với việc triển khai Dịch vụ công này, phần mềm sẽ tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai với thông tin tài khoản định danh cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, không phải khai, nộp lại dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ đã có trong cơ sở dữ liệu do cơ quan Bảo hiểm xã hội đang quản lý; cho phép người dân ký số bằng thiết bị di động để nhằm xác nhận cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử, từ đó xác định đúng người, đúng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử; xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia có thể lựa chọn trực tuyến lĩnh tiền qua tài khoản hoặc trực tiếp.

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ tích hợp thành công Dịch vụ công “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ ngày 12/4/2022.

Nhờ đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã truy vấn thông tin tự động và trả kết quả cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.

Tính đến ngày 15/7/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 187.694 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Hỗ trợ ngành Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ cơ sở khám chữa bệnh qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đây là đầu vào quan trọng để phục vụ triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông và dịch vụ công cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến.

Tính đến ngày 15/7/2023, trên toàn quốc có 1.080 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 684.290 dữ liệu được gửi; có 1.170 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 200.792 dữ liệu được gửi; 375 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 2.266 dữ liệu được gửi.

Với việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp nhận qua Bộ Giao thông vận tải đã giúp người dân có thể đề nghị cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến (trước đây người dân buộc phải đến nơi cấp giấy phép lái xe để nộp bản giấy khám sức khỏe lái xe).

Với việc liên thông giấy chứng sinh, giấy báo tử điện tử từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua Cổng dịch vụ công liên thông của Bộ Công an đã tạo ra tiện ích rất quan trọng là đầu vào giúp người dân có thể thực hiện trực tuyến, toàn trình 2 thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng (trước đây người dân buộc phải đến cơ quan tư pháp để nộp bản giấy giấy chứng sinh, giấy báo tử).

Phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công an triển khai Sổ Sức khỏe điện tử trên cơ sở tích hợp, hiển thị thông tin lịch sử khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế trên ứng dụng VNeID.

Trong thời gian tới, khi các cơ sở khám chữa bệnh cập nhật đầy đủ thông tin khám chữa bệnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và liên thông hiển thị qua VneID sẽ tạo tiền đề cơ bản để triển khai các nền tảng y tế số.

Phối hợp với các Ngân hàng, các cơ quan liên quan đẩy mạnh chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không dùng tiền mặt.

Trong 6 tháng đầu năm 2023 có khoảng 62% số người hưởng nhận các chế độ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, vượt 2% (sớm 3 năm) so với chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao.

Trên cơ sở dữ liệu tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động (là sinh viên sau khi tốt nghiệp và đi làm), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đồng bộ, chia sẻ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin để theo dõi, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Đây là thông tin rất quan trọng giúp đánh giá các trường đại học cũng như dự báo xu hướng nghề nghiệp và hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo.

Ngược lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ thông tin về học sinh, sinh viên chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc để Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ sở đôn đốc, vận động tham gia.

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Quyết liệt cùng với Bộ Y tế triển khai khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chip

Đến nay có 12.504 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sử dụng căn cước công dân gắn chip (97,6%); với 31 triệu lượt sử dụng, tra cứu. (được tích hợp trên ứng dụng VneID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia (rất tiện lợi)).

Trước đây, khi công dân khám chữa bệnh, phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân, cán bộ y tế phải tiếp nhận và kiểm tra.

Đến nay, chỉ cần căn cước công dân gắn chip để làm thủ tục khám chữa bệnh (đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian cho công dân và cán bộ y tế). Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiết kiệm chi phí in ấn thẻ bảo hiểm y tế.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc tại cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp:

Tại cơ sở khám chữa bệnh:

Trước đây, cán bộ y tế khi tiếp đón bệnh nhân phải qua 4 bước (tối thiểu);

Đến nay, khi ứng dụng công nghệ sinh trắc học: Từ 4 bước nay chỉ còn 2 bước; Người dân tự check in và tự xác thực sinh trắc. Thời gian rút ngắn từ 10-15 phút cho 1 điểm, nay chỉ còn 6-15 giây; Chỉ cần 01 cán bộ y tế hỗ trợ cho tất cả các quầy xác thực (1 buổi cơ sở y tế đẩy nhanh, tiết kiệm 1-1,5 giờ); Người bệnh được phân luồng sớm hơn, tiết kiệm chi phí tuân thủ, di chuyển, công bằng trong việc lấy số thứ tự khám chữa bệnh.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội:

Khắc phục tình trạng mượn thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, tiết kiệm chi phí…; Quản lý chặt chẽ (chính xác), tránh trục lợi, phục vụ tốt công tác giám định, kiểm tra, thanh tra, quản lý với khoảng 170 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm.

* Về xác thực sinh trắc trên căn cước công dân gắn chip giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến Bảo hiểm xã hội

Trước đây, cán bộ bộ phận 1 cửa kiểm tra căn cước công dân khó xác định thật, giả.

Hiện nay, người dân thực hiện sinh trắc, xác định chính xác. Khi sử dụng căn cước công dân được lưu lại phục vụ công tác quản lý, tra cứu sau này.

Ngoài lợi ích như công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác định: Xác thực căn cước công dân thật, giả; xác định danh tính công dân; Phát hiện, hạn chế trục lợi, gian lận, giả mạo giấy tờ để trục lợi (3 vụ việc ở Bình Dương chuyển cơ quan chức năng).

Với hơn 11 triệu người dân hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội 1 năm thì việc triển khai xác thực sinh trắc học trên căn cước công dân gắn chip trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính là rất ý nghĩa, vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân, vừa tiết kiệm chi phí và tăng cường quản lý của các cơ quan, chống lãng phí, trục lợi.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, những kết quả đạt được trong triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại những thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong mọi hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đây là tiền đề để toàn Ngành tiếp tục triển khai thành công các nhiệm vụ được giao trong thời gian tới với quyết tâm kiến tạo và xây dựng thành công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam số, theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ đánh giá, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị luôn đồng hành, có sự phối hợp rất sớm, thường xuyên, chặt chẽ với Bộ Công an trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, đồng hành cùng với Bộ Công an trong thực hiện thu thập dữ liệu, phục vụ cho việc xác thực cơ sở dữ liệu về dân cư để triển khai thành công Đề án 06 của Chính phủ”- Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nói.

Theo Thứ trưởng, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình trong xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ, đội ngũ cán bộ… mà còn chủ động, đi trước đón đầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, phối hợp, hỗ trợ nhiều Bộ, ngành, địa phương vì mục tiêu chung, góp phần vào làm giàu thêm cơ sở dữ liệu quốc gia.

“Với các dịch vụ công của Ngành được triển khai trực tuyến, liên thông đã đóng góp lớn vào văn minh, văn hóa, kinh tế của xã hội, đồng thời cũng góp phần phòng chống các hành vi vi phạm, mang lại lợi ích toàn diện”- Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết.

Tại hội nghị, đại diện một số đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội một số tỉnh, thành phố và bệnh viện đã trình bày các tham luận báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, phân tích một số khó khăn trong quá trình triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 và thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.

Với tinh thần quyết tâm chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện, trong 6 tháng cuối năm 2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số, Đề án 06, trong đó tập trung củng cố, phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác thực, chia sẻ, liên thông; triển khai hiệu quả 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông trên phạm vi toàn quốc; an toàn thông tin tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big Data), điện toán đám mây… tiếp tục tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

Vương Nghị