Trung Quốc được cho là đã hoàn thành bồi đắp đá Chữ Thập, biến thành đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì và phục vụ mưu đồ gì? |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - một phiên bản của báo "Nhân Dân" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc ngày 3 tháng 2 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 2 tháng 2 đăng bài viết với tiêu đề xuyên tạc "Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm".
Theo bài viết, vài tháng qua, chính phủ các nước như Philippines, Việt Nam, Mỹ từng mạnh mẽ tấn công các hành vi ở Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có hành vi lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa "có tranh chấp" (do hành động xâm lược trước đây của Trung Quốc gây ra), đã vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (cam kết tự kiềm chế, đạt được vào năm 2002); tiến hành các thủ đoạn “đơn phương” như thăm dò dầu khí ở "vùng biển tranh chấp" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS).
Rất nhiều nhà phân tích và truyền thông của các nước liên quan cũng thông qua ủng hộ lập trường của nước họ gia nhập vào cuộc chiến này. Xét tới ảnh hưởng của hiện tượng này tới an ninh khu vực, là lúc tạo sự cân bằng cho những "luận điệu này" - báo Trung Quốc giở luận điệu cùn, chỉ trích trong tâm trạng lo ngại.
Lính, pháo của Quân khu Quảng Châu, TQ |
Bài báo nghĩ rằng, những chính phủ và phương tiện truyền thông "theo chủ nghĩa dân tộc" này đã "thổi phồng", đã có "thành kiến" nên họ tìm cách "lên án" và "làm nhục", đồng thời "yêu ma hóa" Trung Quốc là "cường hào ác bá" ngạo mạn, kiêu căng (thực ra các hành động của Trung Quốc đã thể hiện nhất quán thái độ và hành động kiểu này, nhất là vụ giàn khoan 981 năm 2014). Báo Hoàn Cầu quên khuấy đi mất một hiện thực rằng chính cơ quan ngôn luận này mới là tờ báo chủ nghĩa dân tộc.
Bài báo đưa ra một số lập luận xuyên tạc, vô căn cứ: Thứ nhất, cho rằng, Trung Quốc đã chiếm (xâm lược), kiểm soát và quản lý "có hiệu quả" liên tục và "được các bên chủ trương chủ quyền ngầm thừa nhận" (?), so với tiêu chuẩn quốc tế này, bài báo tưởng tượng rằng, chủ trương chủ quyền của tất cả các bên đối với quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) không phải đều đầy đủ (?).
Lưu ý là các hành động xâm lược, chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp và chẳng có nước nào thừa nhận. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, thực tiễn và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chẳng có tí chứng cứ pháp lý nào, sợ sệt đối mặt với "nước nhỏ" Philippines ở cả tòa án trọng tài, không dám vác mặt tham gia.
Căn cứ hải, không quân tương lai của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được tuyên truyền trên báo Trung Quốc |
Thứ hai, bài báo lại nói ra nói vào hoạt động xây dựng sân bay, bến cảng của Việt Nam, Philippines, Malaysia ở Đài Loan để biện hộ một cách lố bịch cho hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay. Kẻ đi xâm lược thì bất cứ hành động nào đều bất hợp pháp. Quần đảo Trường Sa vốn không có tranh chấp, nhưng chính Trung Quốc là kẻ gây ra tranh chấp hiện nay, cho nên Trung Quốc chẳng có quyền gì mà nói ra nói vào về chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Thứ ba, bài báo bày tỏ lo ngại Philippines luôn công khai phê phán chủ trương "lịch sử" (chẳng có chứng cứ nào) của Trung Quốc đối với Biển Đông. Đồng thời, bài báo cho rằng Philippines cũng có chủ trương "lịch sử" và không từ bỏ nó. Nhưng trên thực tế, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chẳng có "quyền lợi lịch sử" nào ở Biển Đông.
Thứ tư, bài báo xuyên tạc trắng trợn cho rằng, tất cả các bên chủ trương chủ quyền khác đều có hành động đơn phương ở vùng biển tranh chấp như thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt cá, bắt ngư dân nước ngoài và nghiên cứu khoa học. Bài báo tự nghĩ rằng những hành động này là không "tự kiềm chế" theo quy định của DOC.
Nhưng thực ra, bài báo có vẻ "ngu muội", "ngớ ngẩn" hay sao khi nói như vậy? Các nước khác đang tiến hành các hoạt động trên ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình, Việt Nam cũng như vậy và có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo trên Biển Đông - các hành động của Việt Nam đều phù hợp với luật pháp quốc tế, không vi phạm DOC.
Thứ năm, bài báo có vẻ cũng a dua phát huy “truyền thống vu vạ” của một bộ phận truyền thông Trung Quốc, đổ tội cho Việt Nam và Philippines đã "vi phạm DOC". Rằng, đối với Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã làm cho vấn đề này "quốc tế hóa": Philippines chính thức kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài, hai nước đều công khai mời "các thế lực bên ngoài" hỗ trợ. Rằng, Trung Quốc sẽ không coi đó là những hành vi "hữu nghị".
Như vậy, báo Hồng Kông - Trung Quốc quên rằng, khi đối phó với kẻ xâm lược mạnh hơn mình thì sức mạnh quốc tế cần phải huy động tối đa, đó là điều cần phải làm đối với bất cứ quốc gia nào khi đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ bên ngoài nhằm vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, không thể bị xâm phạm của mình.
Bài báo nói này nói nọ về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, "nước lớn không thể ăn hiếp nước nhỏ". Lấy các chứng cứ như Mỹ chưa tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và lịch sử quan hệ của Mỹ với Cuba, Nicaragua và rất nhiều nước nhỏ khác để bác bỏ quan điểm của Mỹ. Thế có nghĩa là, bài báo cho rằng, Trung Quốc cũng thích làm gì thì làm, bất chấp luật pháp quốc tế, thích "ăn hiếp" nước nhỏ thế nào cũng được?
Bài báo tưởng tượng và xuyên tạc rằng, chính sách và hành động của Việt Nam đã gây phản cảm và không tin cậy cho người Trung Quốc (?). Rằng, điều này cũng dẫn đến Trung Quốc hình thành một loại "tư duy chiến lược": Việt Nam có thể trở thành "tay sai" tranh vị thế chủ đạo khu vực này giữa Mỹ-Trung (?).
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Bài báo dùng “võ mồm” dọa nạt: Nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ, Trung Quốc luôn và sẽ mãi mãi là "người khổng lồ không thể biết trước" ở biên giới phía bắc và trên biển. Trong khi đó, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này tương đối ngắn ngủi, thay đổi thất thường hoặc sẽ thoáng qua mà thôi - một bình luận "chiêu hàng" Việt Nam đáng sợ có một không hai của miệng lưỡi hiếu chiến, bành trướng trong giới truyền thông Trung Quốc.
Bài báo lên giọng trịch thượng như kẻ bề trên khuyên răn rằng: "Con đường đúng đắn của các nước liên quan là: Đã sống ở trong nhà kính thì không nên ném đá. Trong vấn đề Biển Đông mà cứ thúc ép và công khai làm cho Trung Quốc khó xử đều sẽ gây ra hậu quả đáng sợ cho khu vực này".