PGS. Trần Xuân Nhĩ từng là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí của ngành giáo dục. Qua câu chuyện dưới đây, ông cho rằng, chủ trương bỏ điểm sàn là điều sớm muộn cũng phải làm vì nó không cần thiết và có thể vì nó mà đánh mất cơ hội của học sinh có năng lực.
Xác định môn thi chủ đạo để tuyển
Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn trong kỳ tuyển sinh năm 2014 này, ông có suy nghĩ gì?
PGS. Trần Xuân Nhĩ: Hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tiếp thu hầu hết các ý kiến của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập và các chuyên gia, nhân dân hoan nghênh.
Vấn đề này cũng đơn giản. Mục đích của chúng ta để đảm bảo đầu vào tuyển có chất lượng, nhưng lâu nay chúng ta vẫn nói cái phi lí của điểm sàn là không khoa học.
PGS. Trần Xuân Nhĩ: Bỏ điểm sàn là tạo điều kiện cho các trường tuyển người tài. Ảnh Xuân Trung |
Ví dụ: Một em thi vào Toán nhưng điểm Toán thấp mà các môn khác cao lên thì em đó vẫn được vào, ngược lại một em mà được thấp điểm Toán nhưng lại cao điểm các môn khác nhưng vẫn được vào, vấn đề giờ ta giải quyết mấu chốt ở chỗ đó.
Do đó phải quy định học sinh vào học ngành nào thì có môn học nào có liên quan tới ngành đào tạo đó. Trước đây Bộ GD&ĐT quy định thi ba môn thì giờ cứ công nhận là ba môn đó, ba môn có liên quan nhưng phải xét xem môn nào là môn thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
Vấn đề bây giờ phương án của các trường khi đào tạo ngành nào phải xác định môn nào là môn thứ nhất, vấn đề này nhà trường phải khẳng định. Mình vẫn giữ khối thi của Bộ, trong điểm khối thi đó phải phân loại môn nào là môn chủ đạo của ngành đó, môn nào là môn có liên quan gần gũi nhất và môn nào không liên quan.
Như vậy sẽ chất lượng hơn điểm sàn ở chỗ đôi khi môn chủ đạo được điểm thấp nhưng vì có điểm sàn thì các môn khác cao đương nhiên vẫn được vào học. Nếu Bộ tiếp tục thi thì tôi cho rằng chỉ có phương án đó mới không bỏ sót được người tài năng.
Theo ý tưởng của ông thì có thể tổng ba môn sẽ rất thấp, và như vậy có đảm bảo chất lượng đầu vào không?
Điểm ở đây không liên quan vì chúng ta đã xác định điểm phổ thông đã chuẩn để lấy vào. Thực tế các nước cũng chỉ lấy điểm phổ thông. Tùy theo bộ, bộ cho đề thi khó hay dễ, vì điểm thi đại học chỉ là điểm thi công cua nên thậm chí khi có nhu cầu thì lấy tụt xuống cũng không sao.
Tất cả phương án thi này đương nhiên đã phủ định thi ba chung, sau một tháng hoàn toàn không có nâng trình độ kiến thức lên. Lặp lại một kì thi còn gây tốn kém cho xã hội, mệt mỏi thí sinh, ách tắc giao thông…
Ảnh minh họa |
Đầu vào của đại học thì xác định bằng kì thi phổ thông mới quan trọng.
Vâng, phải bỏ vì nó vô ích. Vô ích vì nó chỉ xảy ra sau một tháng và dẫn đến chuyện luyện thi,…và lí do gì Bộ còn bảo lưu kì thi thứ hai, trong lúc chúng ta đã làm tất cả mọi việc ở kì thi thứ nhất. Nếu giao quyền tự chủ cho học sinh thì chắc chắn các em sẽ chọn môn mà mình theo học lâu dài và chỉ trong khối của các em.
Bộ cũng nói kì tuyển sinh đại học mới chất lượng, nhưng cũng là kì tuyển sinh của Bộ cả, vậy tại sao lại bảo không chất lượng. Thực tế, chất lượng là phụ thuộc vào đề, vào tổ chức, vào chấm thi. Như vậy, đề thi cũng của Bộ ra.
Vậy đối với các trường trong giai đoạn này cần chuẩn bị những gì?
Sau khi thi phổ thông học sinh không phải chờ đợi mà sẽ huy động học sinh đi làm tự nguyện 1-2 tháng ở những vùng khó khăn, nếu tính ra có thể tiết kiệm được lượng tiền rất lớn.
Tôi đang nghĩ học sinh muốn cầm chắc sẽ vẫn thi chung với bộ, vì các em đã quen với quán tính nên chưa mạnh dạn đi vào các trường tổ chức thi riêng. Nhưng nếu không vào mà Bộ đã quy định bỏ điểm sàn thì các trường tổ chức thi riêng sẽ lấy được những em có năng lực.
Việc Bộ GD&ĐT lập ra một Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng về các tiêu chí thay cho điểm sàn, theo ông có cần thiết không?
Tôi nghĩ không cần thiết, khi Bộ đã có các khối thi như vậy thì bộ quy định ngay điểm thi trực tiếp liên quan tới các ngành đào tạo thì giao cho các trường xây dựng và xác định vị trí của ba môn thi liên quan tới ngành mình.
Môn liên quan trực tiếp thì phải đạt từ 5 điểm trở lên, môn ít liên quan thì do trường quy định. Điểm 5 là mức trung bình trên thế giới và được vào học.
Nếu đã đạt vào để học thì môn thi thứ hai không cần thiết, cũng có thể hoàn toàn điều chỉnh nguyện vọng của học sinh. VD: Học sinh thích vào ngành Sinh vật nhưng chỉ được 3 điểm thì không được vào, trong khi đó lại được 7 điểm Hóa thì phải hướng vào học Hóa, đúng với khả năng của em. Do đó có thể khai thác hết cái tốt của học sinh, không bỏ xót người tài năng.