Chấm tự luận môn Ngữ văn, thầy cô chớ quên các quy định này

26/06/2019 06:31
SÔNG TRÀ
(GDVN) - Vì tính đặc thù của môn Ngữ văn nên yếu tố cảm tính, chủ quan khi chấm bài thi môn này trong mỗi thầy cô giáo dường như khó tránh khỏi.

LTS: Bước vào kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019, thầy giáo Sông Trà bày tỏ những mong muốn, kỳ vọng với những cán bộ chấm thi môn Ngữ văn.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Sau khi hoàn tất khâu coi thi (ngày 27/6), các Hội đồng chấm thi tiến hành ngay công việc chấm thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019.

Các trường đại học sẽ đến các địa phương để thực hiện nhiệm vụ xử lý các bài thi trắc nghiệm (Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội) bằng máy chấm.

Riêng Ngữ văn, môn thi tự luận duy nhất thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tin tưởng giao cho các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chấm tại chỗ.

Để đảm bảo công tác chấm thi, cán bộ chấm thi tự luận cần thực hiện đúng theo quy chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. (Ảnh minh hoạ: Người Lao Động)
Để đảm bảo công tác chấm thi, cán bộ chấm thi tự luận cần thực hiện đúng theo quy chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. (Ảnh minh hoạ: Người Lao Động)

Tất nhiên khi tham gia công tác quản lý, chấm tự luận môn Ngữ văn năm nay, các cán bộ, thầy cô giáo giám khảo chớ quên đọc kỹ các quy định, hướng dẫn cụ thể về chấm thi tự luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quy chế số 04/TT-2017/BGDĐT để thực hiện cho đúng:  

1. Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

2. Quy trình chấm

Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi.

Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi để quán triệt quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.

Chấm thi môn Ngữ văn và những vui, buồn
Chấm thi môn Ngữ văn và những vui, buồn

a) Lần chấm thứ nhất:

- Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho cán bộ chấm thi, giao riêng cho từng người;

- Trước khi chấm, cán bộ chấm thi kiểm tra từng bài đảm bảo đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết.

Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi.

Trong trường hợp phát hiện bài làm không đủ số tờ, số phách; bài làm trên giấy nháp; bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài làm có chữ viết của hai người, viết bằng hai thứ mực khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài làm nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, cán bộ chấm thi có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý;

- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, cán bộ chấm thi tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh và túi bài thi.

Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài.

Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của cán bộ chấm thi;

- Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

Chấm tự luận môn Ngữ văn, thầy cô chớ quên các quy định này ảnh 3
Thi quốc gia, vẫn còn lỗ hổng để kẻ xấu rắp tâm trục lợi

b) Lần chấm thứ hai:

- Sau khi chấm lần thứ nhất, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi để tổ chức bốc thăm cho người chấm lần thứ hai, đảm bảo không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;

- Cán bộ chấm thi lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh và ghi vào phiếu chấm.

Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm; sau đó, ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào ô quy định ở tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh;

Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

3.Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi

Thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi, Trưởng môn chấm thi, cán bộ chấm thi của Hội đồng thi so sánh kết quả chấm thi và xử lý như sau:

a) Xử lý kết quả 2 lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):

- Dưới 1,0 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Hai cán bộ chấm thi thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):

- Từ 1,0 đến 1,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Hai cán bộ chấm thi thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):

- Trên 1,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

b) Xử lý kết quả 3 lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau

Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất:

- Đến 2,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất:

- Trên 2,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể.

Các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh.

Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.

Có thể nói, Ngữ văn là môn học rất đặc thù. Mặc dù, có hướng dẫn chấm, biểu điểm chung, thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đến mỗi hội đồng chấm thi, tổ chấm và từng giám khảo chấm lại có độ “chặt”, độ “mở” không giống nhau.

Yếu tố cảm tính, chủ quan khi chấm bài thi môn này trong mỗi thầy cô giáo dường như khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, các Hội đồng chấm thi, tổ trưởng tổ chấm cần quản lý, điều hành, theo dõi, kiểm tra thật sát sao để kịp thời điều chỉnh, xử lý các tình huống nảy sinh, bám sát hướng dẫn chấm, quy trình chấm, hạn chế được tối đa tình trạng giám khảo chấm không đồng bộ, chấm lệch điểm…. góp phần đem lại sự chuẩn xác, công bằng cao cho mọi thí sinh ở bài thi môn Ngữ văn.

SÔNG TRÀ