Bắt gặp chàng trai sinh năm 1992 với dáng người dong dỏng, hơi gầy và gương mặt hốc hác do đang trong quá trình xạ trị, chúng tôi càng ngạc nhiên hơn nữa bởi tinh thần lạc quan, cách nói chuyện vô cùng vui vẻ và thoải mái mà anh mang đến.
Ấp ủ đam mê làm từ thiện
Bảo Ngọc sinh ra và lớn lên tại thị xã Ba Đồn – tỉnh Quảng Bình. Vùng đất Quảng Bình đầy nắng gió và cát bỏng với cuộc sống vô cùng khó khăn chính là động lực nuôi dưỡng niềm mong muốn giúp đỡ những số phận không may mắn của cậu bé Ngọc ngay từ khi còn nhỏ.
Anh tâm sự: “Mình thường tự hỏi rằng, tại sao là người con của Quảng Bình, mình không cố gắng làm điều gì đó cho quê hương, dù nhỏ nhưng sẽ là một điều vô cùng ý nghĩa nếu nó được lan rộng hơn nữa”.
Chuyến từ thiện của Bảo Ngọc tại huyện miền núi Minh Hóa tháng 12/2014. Ảnh nhân vật cung cấp |
Sau khi thi đỗ vào trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội, ngay từ những ngày học năm nhất, Ngọc đã nhanh chóng tham gia vào các đoàn hội với những chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa của trường. Mỗi lần có đoàn tình nguyện về các vùng khó khăn giúp đỡ bà con, Ngọc đều xin đi theo với tư cách tình nguyện viên.
Trong những chuyến đi đáng nhớ ấy, những hoàn cảnh, những số phận vô cùng khó khăn đã làm anh không ít lần trăn trở. Một lần, về huyện miền núi Minh Hóa – Quảng Bình, chứng kiến tận mắt cuộc sống của bà con nơi đây, lần đầu tiên anh đặt bút viết bài kêu gọi những tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của cộng đồng, và không ngờ, kết quả thu về ngoài sức tưởng tượng.
Xuân Mai - mảnh đất hai vị quận công
(GDVN) - Xã Xuân Mai, phường Phúc Thắng, tỉnh Vĩnh Phúc là mảnh đất lịch sử, quê hương của hai vị quận công có nhiều công lao với dân với nước.
Sau bài báo của Ngọc, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ, giúp gia đình khó khăn trong bài viết của anh dựng được ngôi nhà khá kiên cố.
Nhận thấy việc làm báo, viết bài vừa có thể giúp đỡ được người nghèo, lại vừa nâng cao khả năng nghiệp vụ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau mỗi lần thiện nguyện, Ngọc đều cố gắng tìm đến những hoàn cảnh khó khăn tiêu biểu nhất để tìm hiểu và viết về họ.
Anh cũng tâm sự, công tác tình nguyện của mình không phải lúc nào cũng trơn tru, suôn sẻ như mong muốn. “Làm từ thiện, cái khó khăn nhất là phải gạt bỏ được cái tôi cá nhân trong chính mình. Đơn giản là khi đi xin quần áo cũ để giúp trẻ em miền núi, chứ chưa nói đến việc xin tiền, mình cũng gặp phải những trường hợp người ta tỏ thái độ hách dịch, làm cao, tỏ ra như người bề trên, và coi thường mình. Tuy vậy, mình vẫn phải bình tĩnh và có thái độ vui vẻ, tươi cười thì công việc mới thành công được”.
“Đi xin tài trợ, người ta nghĩ mình vì mục đích cá nhân chứ chưa chắc đã vì giúp đỡ người nghèo thật, họ nói gì mình cũng phải gạt sự mặc cảm qua một bên, và lúc đó mình chỉ biết cười thôi” – Ngọc hào hứng chia sẻ.
Bị bệnh, vẫn làm xe ôm lấy tiền từ thiện
Cách đây khoảng 7 tháng, Bảo Ngọc nhận thấy mình bị sốt liên tục nhiều ngày, các triệu chứng lạ như đau lưng, chảy máu xuất hiện ngày một nhiều hơn, cùng với đó là việc giảm cân, đau các khớp.
Do chủ quan nên khoảng 3 tháng sau, anh mới đi khám và bị kết luận bị ung thư tủy.
Sốc và choáng váng đúng 1 tuần, anh bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình sắp chết và đã từng có những suy nghĩ tiêu cực.
Sau đó, anh chợt nghĩ, có thể có phép màu nào chăng, ung thư cũng có nhiều loại và bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh mình mắc phải.
Chàng xe ôm thân thiện nhiều người thường thấy trươc cổng đại học công nghiệp. Ảnh Thu Ngà. |
“Lúc đó, mình bật dậy, gõ Google và đọc các bài viết về ung thư tủy, hóa ra bệnh cũng có thể được điều trị và có thể ngăn ngừa sự di căn các tế bào ung thư”.
Khi đó, Bảo Ngọc đã nghĩ về quãng thời gian 3 năm làm thiện nguyện, chính anh cũng nhiều lần khuyên người khác mạnh mẽ lên khi thấy họ đau đớn về thể xác hay tinh thần, tạo động lực để cuộc sống của họ thêm ý nghĩa.
Anh cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân nếu như không thể vực dậy được sau cú sốc này. Chính suy nghĩ đó đã tiếp thêm sức mạnh để Bảo Ngọc tiếp tục công việc học tập cũng như thiện nguyện của mình.
5 sinh viên Việt Nam chế tạo thành công máy in 3D
(GDVN) - Đỗ Đồng Chiến là một trong 5 chàng trai của Đại học Bách Khoa chế tạo thành công máy in chi tiết nhựa 3D, tác phẩm đạt giải nhất Tài năng khoa học trẻ.
Nhiều người biết tới Bảo Ngọc từ khi anh có thêm nghề mới – xe ôm, dù hiện nay anh không thực hiện nữa nhưng ấn tượng về chàng xe ôm “thân thiện” trước cổng trường Đại học Công nghiệp vẫn không hề thay đổi.
Anh kể lại cái duyên của mình với “nghề” xe ôm mà mình có dịp trải nghiệm trong khoảng thời gian 1 tháng: “Lúc đầu mình không có ý định chạy xe ôm, một lần đến Đại học Công nghiệp chơi, gặp một bạn muốn về Ngọc Hồi, nhà mình lại cùng đường (Thường Tín), thế nên mình để bạn ấy đi nhờ. Lúc xuống xe, bạn ấy có trả cho mình 100.000 đồng. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, tại sao mình không chạy xe ôm để lấy tiền đóng góp vào chương trình mình đang thực hiện".
Từ đó, anh chàng Ngọc tình nguyện còn được mọi người dành cho biệt danh thú vị: “Ngọc xe ôm”.
Đối với anh, chạy xe ôm vừa kiếm được tiền từ thiện, lại trực tiếp mang đến niềm vui cho mọi người. Anh kể lại lần phải chở máy móc cồng kềnh từ bến xe Mỹ Đình vắt ngang thành phố sang bến xe Giáp Bát, đi đúng vào giờ cao điểm nên mất 2 giờ đồng hồ mới tới nơi.
Sau đó, anh chỉ lấy 90.000 đồng trong sự ngạc nhiên và thú vị của khách. Đó là kỉ niệm thú vị mà anh chia sẻ về nghề mới.
Tuy nhiên, mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, nhiều lần làm xe ôm, anh bị choáng và phải dừng lại nghỉ trước sự ngạc nhiên của khách. Sau 1 tháng chạy xe, anh đã tích cóp được gần 1 triệu đồng vào chương trình từ thiện “Quảng Bình quê ta ơi” mà anh đang thực hiện.
Hiện tại, Bảo Ngọc vẫn đang trong quá trình điều trị 1 lần/ tuần tại bệnh viện, theo tình trạng hiện nay, chỉ khoảng 2 tháng nữa sẽ kết thúc quá trình xạ trị hóa trị, sau đó chờ kết quả xét nghiệm tủy để đi tới những phương pháp như cấy hay thay tủy.
2 năm trở lại đây, Nguyễn Bảo Ngọc đã đứng ra tổ chức 2 chương trình ca nhạc từ thiện: “Quảng Bình quê ta ơi” lần 1 (12/2013), quyên góp được gần 500 triệu đồng và “Quảng Bình quê ta ơi” lần 2 (12/2014), thu được 111 triệu đồng.