Em đang đếm từng ngày đến Tết...
Sáng ngày 17/9, nhận được sự giúp đỡ của của quỹ Facebook - Thắp sáng niềm tin do sinh viên HV Ngoại giao Nguyễn Trung Dũng thành lập với tổng số tiền ủng hộ là 3.420.000, ông Ngô Văn Quý, bố của Ngô Văn Thuận (thí sinh đạp xe 300km từ Nghệ An ra tới Hà Nội) đã có điều kiện ra chăm sóc con.
Tuy mới 40 tuổi nhưng sự vất vả đã hằn sâu trên khuôn mặt nhầu nhĩ của người đàn ông hiền lành, chất phác. Sau chuyến ô tô đêm mất ngủ vì nghĩ đến con, bố Thuận không khỏi xúc động: Thuận ốm đau, cả nhà lo lắng không làm được gì cả. Ông Quý định kiếm tiền nộp tiền học cho em trai Thuận trước rồi ra thăm Thuận sau, thời gian đó chắc cũng phải khá lâu. Nhưng thật may mắn vì gia đình đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người để bố con sớm được gặp nhau.
SV Nguyễn Trung Dũng đại diện cho Quỹ Thắp sáng trái tim trao số tiền hơn 3 triệu cho ông Ngô Văn Quý |
Thuận ra đón bố sau cánh cửa sắt vào khu điều trị, ánh mắt của em rạng rỡ khi thấy bố và cậu bạn thân tên Nhàn cùng quê. Ông Quý vừa gặp Thuận đã mừng vì nom em mập mạp hơn lần trước. Bắt đầu câu chuyện, Thuận tâm sự: "Hàng ngày em chỉ biết đi tập thể dục trong khuôn viên của khoa cho hết thời gian, vòng đi lại vòng lại cũng đến mấy cây. Bác sỹ không nói chừng nào em được ra viện, nhưng đến Tết thể nào em cũng được về. Em đang đếm từng ngày đến Tết…".
Là người đàn ông chỉ biết quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thành phố còn ồn ào và xa lạ, thế nhưng trong gần hai tháng con nằm viện, bố mẹ Thuận ở nhà đã chạy vạy khắp nơi để vay tiền ra thăm em 4 lần, mỗi lần đều ở lại ít nhất 10 ngày. Lần ra thăm con lần này ông Quý chia sẻ: "Bác mong Thuận mau khỏe để quay trở lại trường học tập, nếu không thì tội cho con lắm".
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi
Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước
Trò chuyện với ông Ngô Văn Quý mới thấu hiểu hoàn cảnh gia đình hiện đang rất khó khăn. Ông cho biết, vì lao động vất vả nên bị gãy cột sống cách đây đã 2 năm, mỗi khi đau yếu lại phải đi tiêm trực tiếp, tốn rất nhiều tiền. Tuy làm nông nhưng ông chỉ có 3 sào ruộng, không đủ số gạo ăn trong năm, ngoài ra còn nuôi hai anh em Thuận, nuôi mẹ già 75 tuổi. Đợt lũ lụt vừa qua, gia đình ông đã bị mất trắng, một năm đói kém đang tới gần, chăn nuôi thì năm nào cũng bệnh dịch mà chết cả. Hàng ngày, ông Quý chỉ kiếm thêm được chút ít tiền bằng công việc mò cua, bắt ốc, bắt lươn… thế nhưng những thứ đó bây giờ cũng hiếm, hôm được, hôm không.
Ông Quý chia sẻ, thời gian ở trong viện, liên tục ngày nào cũng ít nhất 3 lần ông và Thuận liên lạc với nhau qua điện thoại, cứ đêm đến thì Thuận liên lạc với em trai. Trong những lần nói chuyện đó, mong muốn nhất của Thuận là làm sao để có thể ra viện, tiếp tục học tập. Chỉ đôi lần em tâm sự, ở trong viện buồn quá mà thôi.
"Chính vì thế, đã có một lần Thuận trốn viện ra ngoài rồi. Đó là vào thời gian gần một tháng trước, khi đó mẹ Thuận đang ở viện cùng con. Lúc thấy con bỏ đi, mẹ liền mang đồ chạy theo con nên các bác sỹ đã biết được tình hình. Sau đó mọi người tìm được Thuận ở gần bến xe Nước Ngầm", ông Quý tâm sự.
Nghĩ đến thời gian trước khi Thuận vào viện, ông Quý còn nhớ như in có biết thông tin trên đơn vị gọi điện về nói Thuận có được nhận một món quà từ Nhật gửi sang. Buổi sáng, em vẫn còn ăn cơm, tập thể dục, thế nhưng đến khi Trường Sỹ quan Tăng Thiết Giáp có đánh xe lên để cho em đi quay phim, chụp ảnh trong lễ trao quà thì tìm không thấy Thuận đâu nữa. Thuận bỏ đi từ 7h sáng bằng cách vượt tường. Biết tin dữ, bác đã tức tốc đi vay 2 triệu đồng để ra Hà Nội với con. Hai ngày sau khi nhập viện thì Thuận có tâm sự với bố: "Con tự dưng thấy nóng ruột và nhảy rào để đi, lúc đó con không làm chủ được bản thân mình".
Bố và bạn thân của Thuận lên viện 103 thăm em. |
Thuận được vào học đại học là niềm vui lớn của gia đình. Thời gian học Thuận thường tâm sự với bố là quá trình học tập, rèn luyện tại trường cũng vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi, có những đêm tới bốn lần có còi báo động để tập luyện. "Vì vậy có lẽ việc thay đổi môi trường học tập cũng ảnh hưởng đến tâm lý của Thuận. Thế còn việc bị áp lực dư luận báo đài thì bác nghĩ là cũng ít, vì Thuận không thường xuyên tiếp xúc với Internet nên nhiều khi những bài báo đăng tải trên mạng em cũng không đọc được", ông Quý nói.
Ông Quý cũng cho biết thêm, sau khi nhập viện, bác có đổi điện thoại cho Thuận để tránh việc em sẽ nghe những cuộc gọi lạ. Thời gian đó bác nhận được rất nhiều cuộc gọi từ trong Nam đến ngoài Bắc, người xin phỏng vấn, người hỏi han…
Ông Quý cũng cho biết thêm, sau khi nhập viện, bác có đổi điện thoại cho Thuận để tránh việc em sẽ nghe những cuộc gọi lạ. Thời gian đó bác nhận được rất nhiều cuộc gọi từ trong Nam đến ngoài Bắc, người xin phỏng vấn, người hỏi han…
Sẽ làm mọi cách để con khỏi bệnh
Đang trò chuyện, bỗng dưng giọng ông Quý trùng xuống: "Lần này bác thấy tình hình sức khỏe của Thuận xấu hơn lần trước. Thuận có mập mạp hơn nhưng nom dáng người đờ đẫn hơn, không linh hoạt, vui vẻ bằng mấy lần trước".
Nhìn thấy con mình như thế này, ông Quý cũng không khỏi buồn rầu. Ngày ở nhà Thuận khỏe mạnh lắm, giúp đỡ bố mẹ được nhiều, chẳng bệnh tình bao giờ cả. Từ năm học lớp 1 đến lớp 12, năm nào Thuận cũng có giấy khen. Em trai Thuận ở nhà noi gương anh cũng vừa thi xong kỳ thi học sinh giỏi của trường. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của bác bây giờ là mau khỏi bệnh, ra trường để học hành, tiến cùng các bạn, sau này còn có điều kiện lo cho em, giúp đỡ bố mẹ.
Nói về nguyên nhân bệnh của con trai, ông Qúy cho biết, đã là lần thứ 4 đến thăm Thuận cũng đã hai tháng Thuận ở trong viện, nhưng chưa lần nào bác sỹ nói rõ về kết quả bệnh tình của Thuận cho bác cả, chỉ nói chung chung là đang trong thời gian điều trị và theo dõi. Vì vậy hiện tại bác cũng không biết Thuận bị bệnh gì, bao giờ mới được ra viện. Quá sốt ruột cho tình hình của con, nhiều lần ông Quý cũng xin phép cho con được ra viện, nhưng bác sỹ khuyên bảo nên ở thêm để điều trị. Ông Quý bảo: "Chỉ còn biết trông cậy cả vào họ mà thôi, bác sỹ nói thế nào thì mình biết thế. Gia đình tôi không có ai mắc bệnh thần kinh nên không thể di truyền”.
Bây giờ, vợ chồng ông Quý ở nhà chỉ còn biết nai lưng ra để làm để kiếm tiền chăm con, tìm đủ mọi cách để chữa bệnh cho con. Nghĩ ngợi một lúc, ông Quý dãi bày: "Hai năm trước Thuận cũng có áp vong tìm mộ liệt sỹ là người trong nhà nhưng không tìm được. Sau khi Thuận nhập viện, nghe theo một số người bác cũng có tìm đến ‘thầy' để giúp 'giải vong', thầy nói có hai người đang theo Thuận. Sau đó gia đình bác đã tìm mọi cách để 'giải hạn' cho Thuận, từ khi thằng bé nhập viện gia đình cũng đã phải vay nợ ngân hàng 18 triệu đồng".
Ông Quý thở dài: "Chả biết đến bao giờ mới trả đủ số tiền đó cả. Lần nào đi thăm Thuận, khi về bác cũng để lại tiền cho con gửi mua quả cam, hộp sữa bồi dưỡng thêm. Thế nhưng, dù làm theo cách nào mà con có thể khỏi bệnh thì bác cũng sẽ cố gắng làm bằng được để giúp con".
Ông Quý thở dài: "Chả biết đến bao giờ mới trả đủ số tiền đó cả. Lần nào đi thăm Thuận, khi về bác cũng để lại tiền cho con gửi mua quả cam, hộp sữa bồi dưỡng thêm. Thế nhưng, dù làm theo cách nào mà con có thể khỏi bệnh thì bác cũng sẽ cố gắng làm bằng được để giúp con".
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi |
|
Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước |
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên