Một trong những xu hướng cải cách giáo dục phổ biến trong thực tiễn giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo và đánh giá giáo viên theo hệ thống các chuẩn nghề nghiệp.
Từ những quốc gia phát triển như ở Mỹ, Anh, Úc...đến các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Timor Lester, Lào, Campuchia...đều đang ứng dụng hệ thống chuẩn nghề nghiệp trong việc đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên.
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã nhóm họp, thảo luận và thống nhất xây dựng khung chuẩn nghề nghiệp giáo viên khu vực Đông Nam Á (SEA-TCF).
Đánh giá giáo viên theo hệ thống chuẩn nghề nghiệp đã được thế giới áp dụng rộng rãi (ảnh minh họa - nguồn Báo Sài gòn giải phóng). |
Vì sao từ những quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại coi trọng việc đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp?
Bởi hầu hết các quốc gia trên thể giới đều khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên, nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của mỗi nhà trường, sự phát triển của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, việc xây dựng các chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên không chỉ nhắm tới mục đích đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp hóa trong giáo dục đào tạo, mà còn đặt ra những yêu cầu mới trong định hướng phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên vai trò quyết định của giáo viên đối với sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà hiện nay.
Giáo viên “tẩu hỏa nhập ma” với hàng loạt giấy tờ đánh giá cuối năm |
Đặc biệt là thực hiện các chủ trương, định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa (giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, trọng tài;
Học sinh không chỉ là đối tượng của hoạt động dạy mà cũng chính là chủ thể của hoạt động học) thì việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên là rất cần thiết nhằm giúp họ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ dạy học.
Việc phát triển nghề nghiệp giáo viên cần được kết nối trong việc bồi dưỡng nâng cao những phẩm chất năng lực cốt lõi như: phẩm chất đạo đức, năng lực phát triển chuyên môn bản thân, năng lực xây dựng môi trường giáo dục….
Những năng lực này đã được quy định rõ trong Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng 8/2018 (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT).
Có nhiều giáo viên băn khoăn cho rằng Thông tư chuẩn nghề nghiệp phức tạp bởi tìm đâu ra minh chứng.
Song có khi lại chưa từng đặt vấn đề ngược lại là trong thời đại công nghệ 4.0 thì minh chứng chính là công cụ để giáo viên bảo vệ chính bản thân mình, đảm bảo cho mình được đánh giá một cách khách quan, đúng năng lực.
Nhớ lại chuẩn cũ, giáo viên được đánh giá theo điểm. Song kết quả là năng lực giáo viên được đánh giá mang tính cào bằng, hầu hết đạt chuẩn, trong đó trên 90% đạt xuất sắc, gần như không phân biệt được giáo viên có năng lực tốt với người còn hạn chế năng lực.
Đã có trường hợp đạt chuẩn nghề nghiệp xuất sắc nhưng vẫn vi phạm quy định của ngành.
Vậy nguồn nhân lực quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực kế cận trong tương lai sẽ ra sao nếu chưa được đánh giá theo đúng năng lực.
Vậy việc tìm minh chứng đối với giáo viên có thực sự rắc rối, phức tạp không? Để biết rõ câu trả lời này thì giáo viên hãy đọc sâu để hiểu rõ cách ứng dụng Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT.
Minh chứng trong Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT đơn giản chỉ là những tài liệu, hình ảnh….ghi nhận lại những cách thức, phương pháp…, những sự việc cụ thể mà chính bản thân giáo viên vận dụng thực hiện trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
Có những minh chứng có trong hồ sơ của nhà trường thì giáo viên chỉ cần ghi trích nguồn mà như: biên bản sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, biên bản họp hội đồng sư phạm hay bản đánh giá xếp loại viên chức theo Nghị định 56 và Nghị định 88 của Chính phủ hay bằng cấp, chứng chỉ, bài viết trên các kênh thông tin truyền thông…;
Tranh cãi về việc đánh giá chuẩn giáo viên theo Thông tư 20 |
Có những minh chứng chỉ cần ghi số và ngày như: Quyết định đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi hay danh hiệu chiến sĩ thi đua….
Vẫn biết phẩm chất của người giáo viên là nhân hậu, là bao dung, yêu thương học trò, đối xử với đồng nghiệp trong nhà trường hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau.
Và đúng là điều này không phải minh chứng bằng những giấy tờ mơ hồ mà qua minh chứng xác thực là kết quả tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện (đầu ra của quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh của mỗi giáo viên).
Ai cũng nói giáo viên đó không để lại điều tiếng gì xấu với đồng nghiệp, với nhà trường, được mọi người trân trọng, yêu mến đương nhiên phải xếp loại tốt.
Và chắc chắn phẩm chất đáng quý đáng trân trọng của cô giáo ấy sẽ được đánh giá xếp loại vào cuối năm học theo Nghị định 56 và Nghị định 88 của Chính phủ.
Và bản đánh giá xếp loại đó cũng chính là một minh chứng xác thực cho mức độ đạt được của chuẩn nghề nghiệp.
Hay đơn giản trong cuộc họp bình bầu đánh giá cuối năm, đồng nghiệp ghi nhận và minh chứng chính là biên bản cuộc họp này.
Để gợi ý cho giáo viên có thể hình dung và tìm minh chứng xác thực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD, trong đó có gợi ý về minh chứng và biểu mẫu.
Trong công văn đã ghi rất rõ minh chứng và biểu mẫu chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ.
Do vậy, minh chứng như: “Thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ánh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức gương mẫu” cũng chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ.
Giáo viên cần đưa ra minh chứng của cá nhân chứng minh phẩm chất, năng lực của mình được ứng dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh.
Với mỗi tiêu chí giáo viên chỉ cần có đủ minh chứng chứng minh cho mức đạt của tiêu chí, có thể một minh chứng đã chứng minh đủ cho các mức đạt của tiêu chí và có thể một minh chứng chứng minh cho nhiều tiêu chí.
Bên cạnh đó, để đơn giản hóa việc tìm và lưu trữ minh chứng, giáo viên có thể tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoặc ứng dụng điện thoại thông minh.
Bộ Giáo dục nên bãi bỏ xếp loại giáo viên bằng các giấy tờ vô bổ |
Đọc được một số ý kiến cho rằng đánh giá công chức, viên chức theo Nghị định 56 và Nghị định 88 sửa đổi một số điều của Nghị định 88 của Chính phủ đơn giản và bao hàm hơn rất nhiều.
Song đây các tiêu chí và quy định chung đối với công chức và viên chức nói chung maà chưa thể hiện được đặc thù của viên chức ngành Giáo dục.
Cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ cần làm rõ chức năng của từng loại văn bản: nhìn bề ngoài cũng cùng là đánh giá nhưng mỗi văn bản lại có một mục đích đánh giá khác nhau.
Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP với mục đích đánh giá, phân loại viên chức hàng năm và thi đua khen thưởng.
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với mục đích xác định phẩm chất, năng lực của giáo viên, từ đó sẽ bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục.
Đã là giáo viên thì phải luôn luôn trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất; phát triển các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Vậy thì căn cứ vào đâu, bám vào cái gì để xác định phẩm chất, năng lực của bản thân đang ở mức nào, cần bổ sung cái gì…
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là công cụ để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên sẽ biết được năng lực đáp ứng nghề nghiệp của mình sau khi đã tìm cách ứng dụng chúng thông qua Thông tư 20.
Quan điểm về “minh chứng” đã và đang trở thành “nguyên liệu” quan trọng -bắt buộc – tất yếu để thực hiện việc kiểm định, đánh giá các cá nhân, tổ chức trong hệ thống quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
Quan điểm này đã và đang được thực hiện đối với hệ thống giáo dục ở nhiều nước trên thế giới, trong đó hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam á đã và đang thực hiện.
Mọi vấn đề mới khi triển khai đều có những khó khăn nhất định. Hy vọng rằng, với tinh thần trách nhiệm và sự cố gắng nỗ lực, các thầy cô giáo sẽ tích cực đón nhận và triển khai có hiệu quả Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà.