Tại hội nghị “Nhóm cổ đông Đại học Hoa Sen và chiến lược đầu tư vì sinh viên và cộng đồng” được tổ chức ngày 10/9 ở TP.HCM, một số vấn đề ‘lùm xùm’ của trường Hoa Sen trong thời gian vừa qua đã được nhóm cổ đông của trường Hoa Sen làm rõ.
Về vấn đề lương thực chất của bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen trong năm 2013 là 2 tỷ đồng như một số lời đồn, hay 80 triệu đồng/tháng hoặc có lúc là 60 triệu đồng/tháng như lời bà Bùi Trân Phượng phát biểu với báo giới, ông Phan Hữu Tấn Đức – một cổ đông lớn của trường Hoa Sen cho biết: Lương thực tế mà bà Phượng nhận mỗi tháng là khoảng 110 triệu đồng.
Những thông tin mà chúng tôi có được cho thấy, năm 2013, bà Phượng có khoản thu nhập chịu thuế là 1.817.548.842 đồng.
Hội nghị nhóm cổ đông trường Đại học Hoa Sen |
Nói về việc này, ông Đức cho rằng đây là vấn đề rất bình thường. Bởi lẽ, bà Phượng vừa là Hiệu trưởng, vừa là Phó Chủ tịch HĐQT, chưa kể các khoản chia cổ tức, thưởng cho HĐQT, nhân viên…
“Thu nhập cho các giảng viên, nhân viên, các cán bộ lãnh đạo cần phải phù hợp, tương xứng với công lao đóng góp trên thực tế, xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra để đóng góp cho xã hội, cho ngôi trường này” – ông Đức khẳng định.
Đỉnh điểm của hội nghị là vấn đề số tiền 119 tỷ đồng tiền học phí vừa mới được phát hiện đã được bàn cãi rất ‘nóng’.
Đại diện cho nhóm cổ đông này, ông Nguyễn Đệ phát biểu trong bức xúc: Trong vòng 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2013), doanh thu của trường đã bị giảm đáng kể bởi vì khoản tiền 119 tỷ đồng này. Số tiền này đã được chuyển vào khoản “Học phí thu trước”, “Nợ phải trả” thay vì cho vào doanh thu.
Từ đó, nghĩa vụ nộp thuế của trường trong rất nhiều năm, báo cáo tài chính của trường cũng đã bị sai lệch đáng kể.
Nhóm cổ đông của trường Hoa Sen cho rằng, đây chính là hành vi gian dối, giấu nhẹm doanh thu, không có đạo đức.
“Trách nhiệm này trước hết thuộc về HĐQT cũ, những người đứng đầu do thiếu trách nhiệm về giải trình, thiếu trách nhiệm về tài chính.”
Muốn làm đại học không lợi nhuận, thì phải làm thế nào?
(GDVN) - “Những hành lang pháp lý phủ kín “các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau” đang hiện hữu trong GDĐH mới là điều mà chúng ta chờ đợi”.
Lý do của việc này, trước hết do cơ chế quản trị của HĐQT cũ quá chồng chéo, nên việc giấu diếm sẽ dễ hơn. Nếu HĐQT được đại hội cổ đông bất thường bầu hôm 2/8 công nhận, tất cả sẽ được công khai, minh bạch nhất, để tránh các sai phạm, nhất là về tài chính có thể xảy ra.
Trước một số thông tin cho rằng, số tiền 119 tỷ đồng này sẽ được dùng vào việc mua lại cổ phần của các cá nhân, tổ chức…phục vụ cho mục tiêu trường Đại học Hoa Sen phi lợi nhuận, ông Phan Hữu Tấn Đức – đại diện cho nhóm cổ đông trường Hoa Sen nhấn mạnh: “Chưa cần biết sẽ có cá nhân, tổ chức nào bán, nhưng việc dùng 119 tỷ đồng để mua cổ phần mà không thông qua HĐQT là sai luật, vi phạm quy chế của trường Hoa Sen về chuyển nhượng cổ phần”.
Một số câu hỏi được đặt ra cho rằng, nếu HĐQT được công nhận thì trong thời gian sắp tới, trường ĐH Hoa Sen sẽ hoạt động theo hình thức nào: lợi nhuận hay phi lợi nhuận?
Trả lời cho vấn đề này, ông Nguyễn Đệ - đại diện cho nhóm cổ đông đã thông tin: Giá trị tài sản của trường Hoa Sen vào năm 2007 trước đây chỉ có 15 tỷ đồng, nhưng chỉ sau 7 năm, hiện giá trị tài sản của trường Hoa Sen đã tăng lên đến 91 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2013, chính Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng đã biểu quyết thông qua mức cổ tức là 20% thì “quý vị có thể hiểu Hoa Sen hoạt động phi lợi nhuận hay không thì ai cũng có thể biết”.