Theo dự thảo nghị định, nhà giáo được bổ nhiệm chức danh nào thì được xếp lương và hưởng hệ số lương đặc thù áp dụng đối với chức danh đó. Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ sở giáo dục.
Công thức tính tiền lương được quy định như sau:

Hệ số lương đặc thù đối với nhà giáo có các mức từ 1,1 đến 1,6
Theo dự thảo, nhà giáo được xếp lương theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng thêm hệ số lương đặc thù tương ứng với chức danh. Trong đó, thấp nhất là hệ số 1,2 áp dụng cho hệ số lương của viên chức loại A3.2 (từ hệ số lương 5,75), đối với giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cao cấp và các chức danh tương đương khác.
Hệ số lương đặc thù cao nhất là 1,6 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10), đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành, giáo viên trung học cơ sở, tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ cao đẳng), giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành và các chức danh tương đương khác.
Cụ thể các đối tượng áp dụng và hệ số lương đặc thù như sau:


Đề xuất nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề từ 25% đến 80%
Dự thảo quy định, nhà giáo có 9 chế độ phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp thâm niên nhà giáo; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp khu vực.; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; Phụ cấp ưu đãi nghề; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Trong đó, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo các mức từ 25% đến 80%.
Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của cấp cơ sở; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên;
Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường tiểu học; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở các xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm trong đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; giảng dạy môn chính trị trong các trường trung cấp;
Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non; giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; các trường tiểu học ở xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản này).
Trường hợp đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, nếu mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thấp hơn 70% thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70%;
Mức phụ cấp 80% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Nhiều chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác tại vùng khó
Về chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo nói chung, nhà giáo được khám sức khỏe ít nhất 01 lần/năm. Trường hợp nhà giáo thuộc đối tượng được chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì được khám sức khỏe ít nhất 02 lần/năm;
Trường hợp nhà giáo được xác định mắc bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Đặc biệt, dự thảo nêu rõ, nhà giáo dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một và nhà giáo dạy lớp ghép 02 trình độ được hưởng phụ cấp 50% mức tiền lương hiện hưởng của 01 tiết dạy. Nhà giáo dạy lớp ghép 3 trình độ được hưởng phụ cấp 75% mức tiền lương hiện hưởng của 01 tiết dạy.
Trong đó mức tiền lương của 01 tiết dạy được tính như sau:

Nhà giáo dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non là người dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
Nhà giáo đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng chưa có nhà ở thì được thuê nhà ở công vụ theo quy định hoặc được cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục bảo đảm chỗ ở tập thể.
Trường hợp cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này thì nhà giáo được hỗ trợ một khoản tiền không thấp hơn mức tiền thuê nhà ở công vụ theo quy định.
Chi phí hỗ trợ tiền thuê nhà ở được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên của cơ sở giáo dục. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục xác định mức tiền hỗ trợ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chính sách thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo
Dự thảo cũng nêu rõ các trường hợp được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo. Theo đó, người có tài năng theo quy định của Chính phủ được hưởng các chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Người có năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,... được tuyển dụng theo hình thức tiếp nhận nhà giáo. Sau khi được tiếp nhận trở thành nhà giáo thì được bổ nhiệm chức danh giáo viên hoặc giảng viên và được xếp lương, hưởng các chế độ, chính sách theo quy định đối với vị trí việc làm.
Người tốt nghiệp từ loại khá trở lên các ngành thuộc lĩnh vực trọng điểm, thiết yếu theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt được tuyển dụng theo hình thức tiếp nhận nhà giáo. Sau khi tiếp nhận được hưởng mức phụ cấp là 150% mức lương hiện hưởng kể từ ngày có quyết định tiếp nhận.
Người tình nguyện làm việc ở cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển dụng theo hình thức tiếp nhận nhà giáo; Được hưởng các chế độ, chính sách đối với người công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
Sau 02 năm kể từ ngày được tiếp nhận và hoàn thành chế độ tập sự, thử việc, nếu được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được nâng bậc lương trước thời hạn; Căn cứ vào cống hiến nhà giáo được xem xét tặng huân chương, huy chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật; không áp dụng tỷ lệ trong xét tặng danh hiệu thi đua hoặc xét khen thưởng.
Người dân tộc thiểu số thuộc danh mục các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tình nguyện làm việc tại cơ sở giáo dục thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển dụng theo hình thức tiếp nhận nhà giáo. Sau khi tiếp nhận được hưởng mức phụ cấp là 150% mức lương hiện hưởng kể từ ngày có quyết định tiếp nhận.
Thời gian được hưởng là 05 năm kể từ ngày có quyết định tiếp nhận. Sau 02 năm kể từ ngày được tiếp nhận và hoàn thành chế độ tập sự, thử việc, nếu được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được nâng bậc lương trước thời hạn.
Ngoài ra, được ưu tiên, tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng, đào tạo tập trung trong nước, quốc tế từ nguồn ngân sách nhà nước. Căn cứ vào cống hiến nhà giáo được xem xét tặng huân chương, huy chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật; không áp dụng tỷ lệ trong xét tặng danh hiệu thi đua hoặc xét khen thưởng.