Nhiều hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập (NCL) tuyên bố, họ làm giáo dục chỉ vì tâm huyết với nghề, chứ không phải vì lợi nhuận, họ cố gắng dành chút sức lực cuối đời mong đóng góp những gì có thể của mình để giúp xã hội phát triển, nền giáo dục chuyển biến tích cực. Chia sẻ với chúng tôi, những vị hiệu trưởng và lãnh đạo các trường có chung quan điểm, họ làm giáo dục để làm những việc mà trước đây trong ngành họ chưa có điều kiện thể hiện mình. “Nếu vì kinh doanh thì tiền chúng tôi gửi ngân hàng còn hơn” Bức xúc trước việc xã hội, nhà nước, báo chí và nhiều người dân hiểu sai về việc mở trường ĐH, CĐ NCL ra là để kinh doanh kiếm lời, nhiều hiệu trưởng cho rằng, những suy nghĩ, cách hiểu đó chủ quan, phần lớn những thầy bỏ tiền, bỏ công ra bất chấp thua lỗ để đầu tư cho giáo dục không mong muốn nào khác ngoài tâm huyết muốn sự nghiệp trồng người vươn tầm cao mới. TS Lê Đình Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An bày tỏ, hiện nay xã hội đang hiểu lầm và có suy nghĩ rằng những người thành lập lên những trường NCL mục đích chủ yếu là kinh doanh, kiếm lời. Theo TS Viên, đây là cái nhìn phiến diện chưa hoàn chỉnh: “Chúng tôi đầu tư hàng trăm tỷ để xây dựng trường, với số tiền đó hàng tháng tôi gửi vào ngân hàng mỗi tháng cũng có không dưới 20 tỷ, vậy thì việc gì phải đầu tư, phải suy nghĩ, mà nhiều người còn bảo kinh doanh sao được. Như vậy, thử hỏi phải chăng chúng tôi đầu tư cho giáo dục chỉ vì mục đích kiếm lời?” TS Viên thẳng thắn. Theo kinh nghiệm của TS Lê Đình Viên, để thành lập được một trường ĐH, CĐ NCL như bây giờ vốn bỏ ra không dưới 100 tỷ đồng. Con số như thế theo TS Viên vẫn là khiêm tốn, vì: “Có trường tôi biết họ phải bỏ ra vài trăm tỷ xin đất, xây dựng cơ sở vật chất, giáo viên… Nói như vậy để cho xã hội biết rằng, những người thầy bỏ tiền túi, thậm chí vay lãi ngân hàng để thành lập trường phần lớn là những người có tâm huyết, đây là những nhà giáo muốn cống hiến, đóng góp, tiếp sức để xây dựng một nền giáo dục hoàn chỉnh. Tuy vậy, hiện nay các trường NCL lại không được xã hội ủng hộ, tức là công tác truyền thông còn kém” TS Viên chia sẻ.
Ông Nguyễn Hữu Đăng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long cho rằng, cách nhìn nhận của xã hội cần thay đổi về các trường ĐH, CĐ NCL, vì thực tế chất lượng đào tạo, mức đóng góp nguồn nhân lực của hai sinh viên là như nhau. Ảnh Xuân Trung |
Chia sẻ về nỗi say nghề giáo, ông Nguyễn Hữu Đăng, nguyên là Cục trưởng Cục thông tin, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long, cho biết khi dấn thân vào giáo dục thì mỗi người có một động cơ khác nhau, những người trẻ thấy rằng họ muốn làm ở một môi trường năng động, được thỏa sức cống hiến năng lực của mình cho xã hội, và nơi đó có thu nhập xứng đáng thì họ vào các trường NCL. “Nhưng đối với chúng tôi, đã từng làm việc nhà nước, giờ nghỉ hưu vẫn còn tuổi, còn sức, đầu óc chưa đến nỗi và nhận thấy rằng mình cần phải có cống hiến nào đó cho nền giáo dục mà nhiều việc trước đây mình chưa làm được. 10 năm trước, tôi vào trường Thăng Long hoàn toàn không nghĩ tới thu nhập, vì lương rất thấp, nhưng vì muốn cống hiến với giáo dục nên tôi nhận lời cô Hoàng Xuân Sính” ông Đăng chia sẻ về lòng tâm huyết của mình đối với nền giáo dục.
Một góc giảng đường của trường ĐH Thăng Long đẹp như khách sạn. Ảnh Xuân Trung |
Theo ông Nguyễn Hữu Đăng, vì sao mà trường Thăng Long trưởng thành và phát triển mạnh đó là do kết hợp sức mạnh của người trẻ và các bậc lão thành, cùng với tư duy không bảo thủ đã làm nên sức mạnh của trường.
Kinh nghiệm từ một mô hình NCL hiệu quả Sau 24 năm tồn tại và phát triển, trường ĐH Thăng Long, một ngôi trường theo mô hình Dân lập đầu tiên của nước ta do nữ GS Hoàng Xuân Sính sáng lập đã trưởng thành vững chãi. Đã 24 năm qua, ĐH Thăng Long trung thành với sứ mạng đề ra ban đầu là hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác. Đào tạo sinh viên ở bậc ĐH và sau ĐH với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhân lực có tri thức của xã hội, tiếp cận với giáo dục tiến bộ toàn cầu. Triển khai nghiên cứu khoa học trong trường, tạo một đội ngũ nghiên cứu khoa học để giảng dạy tốt. Xây dựng trường thành một Trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ.
Kinh nghiệm từ một mô hình NCL hiệu quả Sau 24 năm tồn tại và phát triển, trường ĐH Thăng Long, một ngôi trường theo mô hình Dân lập đầu tiên của nước ta do nữ GS Hoàng Xuân Sính sáng lập đã trưởng thành vững chãi. Đã 24 năm qua, ĐH Thăng Long trung thành với sứ mạng đề ra ban đầu là hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác. Đào tạo sinh viên ở bậc ĐH và sau ĐH với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhân lực có tri thức của xã hội, tiếp cận với giáo dục tiến bộ toàn cầu. Triển khai nghiên cứu khoa học trong trường, tạo một đội ngũ nghiên cứu khoa học để giảng dạy tốt. Xây dựng trường thành một Trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ.
PGS, TS Đỗ Xuân Tùng: Để xây dựng một thương hiệu cho các trường NCL thì không thể vội vàng được. Ảnh Xuân Trung |
PGS, TS Đỗ Xuân Tùng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long cho biết, trước kia trường Thăng Long cũng phải chịu chung tiếng là ngôi trường NCL, chất lượng đào tạo thua xa với công lập. Tuy nhiên, để dần xóa bỏ định kiến đó, các trường cũng phải tự thân phấn đấu, vì nhận thức các tường không giống nhau. Để có được một thương hiệu thì không nên sốt ruột, các trường muốn khẳng định ngay không đơn giản. “Như trường Thăng Long ít nhất mất 10 năm đầu, muốn xã hội chú ý thì phải kiên trì hóa thời gian” PGS Đỗ Xuân Tùng cho biết. Tuy nhiên, theo PGS, TS Tùng việc để các trường NCL có chỗ đứng thì yếu tố khách quan phải được thông thoáng. Đó là nhà nước phải hỗ trợ, cụ thể là cơ chế, chi tiết là chính sách: “Tôi lấy thí dụ như có trường đã xin được đất xây dựng, nhưng trường không đàm phán được với địa phương. Do vậy, các trường NCL phải chịu thiệt thòi lớn, hầu như phải tự giải quyết hết mọi việc” PGS Tùng chỉ ra bất cập hiện nay đối với các trường NCL phải chịu. Cũng theo PGS, TS Đỗ Xuân Tùng, để có được thành quả như hôm nay, trường ĐH Thăng Long đã vượt qua nhiều cam go, sóng gió từ khi thành lập đến nay. Mục tiêu của trường đào tạo không vì lợi nhuận, do vậy qua từng năm lời lãi của trường được quay vòng lại để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy. Theo một thăm dò ý kiến mới đây trên 2.300 sinh viên của Trung tâm khảo thí nhà trường với câu hỏi, tại sao em thi vào trường ĐH Thăng Long (đối với NV1), và tại sao em lại đăng kí vào trường ĐH Thăng Long (đối với NV2). Kết quả cho thấy, 75% sinh viên tự tìm hiểu về trường Thăng Long trước khi thi vào, hoàn toàn không do truyền thông. Một cuộc điều tra khác cho thấy, sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Thăng Long chỉ sau 1 năm có tới trên 90% sinh viên có việc làm ổn định. Theo PGS Tùng, những con số trên phản ánh thực tế là trường đã được xã hội thừa nhận.
Cùng tham khảo các giai đoạn phấn đấu của trường ĐH Thăng Long
Theo PGS, TS Đỗ Xuân Tùng, khác với nhiều trường, trường ĐH Thăng Long là một trong những trường không có ai góp vốn. Lãi hàng năm sẽ được quay ngược lại đầu tư cho chất lượng giảng dạy, cho cơ sở vật chất. Trường ĐH Thăng Long có chia ra ba giai đoạn hình thành và phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Tiền lãi hằng năm được đầu tư quay trở lại trường xây dựng trường lớp (hiện nay cơ bản đã hoàn thành xong giai đoạn này).
Giai đoạn 2: Dùng tiền lãi để nâng cao chất lượng giáo viên, trợ cấp, tăng tỉ lệ giảng viên/sinh viên.
Giai đoạn 3: Dùng tiền lãi để tổ chức và đi sâu vào nghiên cứu khoa học, phát triển ở trình độ cao hơn (nhận các đề tài, bỏ vốn đầu tư, bỏ tiền ra để nghiên cứu đề tài với vị trí trung tâm của một trường ĐH).
Theo PGS, TS Đỗ Xuân Tùng, khác với nhiều trường, trường ĐH Thăng Long là một trong những trường không có ai góp vốn. Lãi hàng năm sẽ được quay ngược lại đầu tư cho chất lượng giảng dạy, cho cơ sở vật chất. Trường ĐH Thăng Long có chia ra ba giai đoạn hình thành và phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Tiền lãi hằng năm được đầu tư quay trở lại trường xây dựng trường lớp (hiện nay cơ bản đã hoàn thành xong giai đoạn này).
Giai đoạn 2: Dùng tiền lãi để nâng cao chất lượng giáo viên, trợ cấp, tăng tỉ lệ giảng viên/sinh viên.
Giai đoạn 3: Dùng tiền lãi để tổ chức và đi sâu vào nghiên cứu khoa học, phát triển ở trình độ cao hơn (nhận các đề tài, bỏ vốn đầu tư, bỏ tiền ra để nghiên cứu đề tài với vị trí trung tâm của một trường ĐH).
Xuân Trung