Những góp ý về các môn học, số tiết học cả 3 cấp chương trình GDPT 2018

27/02/2023 06:37
Bùi Nam
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Việc học sinh được lựa chọn môn học từ bậc trung học phổ thông là phù hợp, nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được ½ chặng đường trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, điều kiện còn nhiều khó khăn.

Ngành giáo dục thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn, có những điều chỉnh kịp thời để từng bước chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn thiện.

Tuy nhiên, chương trình mới vẫn cần phải có thêm những điều chỉnh, thay đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.

Người viết xin được trình bày lại các môn học ở 3 bậc học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông và có những góp ý của bản thân.

Ở bậc tiểu học

Ở bậc tiểu học thực hiện các môn, hoạt động với số tiết như sau:

Về cơ bản, người viết đồng tình với chương trình ở bậc tiểu học. Bộ cần có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc thực hiện Hoạt động trải nghiệm với 105 tiết/năm học về thời gian thực hiện, cách thức tổ chức, kinh phí,..

Có thể nghiên cứu phương án đưa Ngoại ngữ 1 thành môn bắt buộc từ lớp 1 theo xu thế hội nhập quốc tế.

Cần tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên thực hiện các môn học mới như Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm, Tin học và Công nghệ.

Đối với bậc trung học cơ sở

Chương trình mới ở bậc trung học cơ sở gồm các môn học được bố trí với số tiết như sau:

Có thể nói qua quá trình triển khai ở bậc trung học cơ sở là có nhiều tồn tại nhất như:

Học sinh đang tạm thời bị quá tải đối với đơn vị tổ chức dạy 1 buổi/ ngày, học sinh lớp 6, 7 hiện nay phải học 5 tiết từ thứ 2 đến thứ 7;

Các môn học tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý thực chất là ghép môn nhưng gây nhiều phức tạp, phiền toái cho cả thầy và trò khi 2, 3 thầy một sách, nếu 1 thầy 3 phân môn thì khó đáp ứng;

Nội dung Giáo dục địa phương có đến 6 phân môn, không có giáo viên giảng dạy, tài liệu do địa phương ban hành chậm, nội dung còn có nhiều hạn chế, thiếu sót;

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tài liệu chỉ bố trí tương đương 1 tiết/tuần, giáo viên thực dạy 3 tiết/tuần khiến nhà trường, giáo viên bối rối,..

Môn Nghệ thuật gồm 2 phân môn Âm nhạc, Mĩ thuật tách rời, 2 sách khác nhau nhưng lại chung kiểm tra, đánh giá cũng cần được tách ra;

Việc triển khai môn tự chọn (Ngoại ngữ 2 hoặc Tiếng dân tộc thiểu số) còn chậm, nhiều nơi bỏ không tổ chức dạy môn tự chọn.

Đối với bậc trung học phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông có điểm mới đáng được ghi nhận đó là việc cho học sinh được lựa chọn môn học phù hợp đam mê, sở thích, định hướng nghề nghiệp.

Các môn học ở bậc trung học phổ thông như sau:

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học/lớp

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

105

Toán

105

Ngoại ngữ 1

105

Giáo dục thể chất

70

Giáo dục quốc phòng và an ninh

35

Lịch sử

52

Môn học lựa chọn

Địa lí

70

Giáo dục kinh tế và pháp luật

70

Vật lí

70

Hoá học

70

Sinh học

70

Công nghệ

70

Tin học

70

Âm nhạc

70

Mĩ thuật

70

Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

Ngoại ngữ 2

105

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

997

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

28,5

Chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông là có nhiều thay đổi nhất với việc học sinh được lựa chọn tổ hợp chọn môn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng mở, học sinh được lựa chọn môn, tổ hợp môn.

Tuy nhiên, với hướng dẫn hiện nay khi học theo tổ hợp môn lựa chọn sẵn của trường sẽ khiến học sinh chuyển trường, ở lại vô cùng khó khăn, phức tạp, học sinh có nhu cầu đổi môn học cũng khó thực hiện.

Việc học sinh được lựa chọn môn học từ bậc trung học phổ thông là phù hợp, nhiều nước trên thế giới áp dụng. Rối rắm, phức tạp từ việc chọn môn học sẽ được giải quyết nếu cho học sinh học theo tín chỉ hoặc có thể xây dựng các tổ hợp môn thống nhất cả nước.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam