ĐH Ngoại thương: Đề án tuyển sinh không kê khai điều kiện đảm bảo chất lượng

03/06/2024 06:20
Tường San
0:00 / 0:00
0:00

GDVN-Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương không kê khai theo mẫu báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng tại Phụ lục III tại Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT.

Theo chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040 được nêu rõ trên website của Trường Đại học Ngoại thương cho thấy, nhà trường có sứ mạng là phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức.

Về mục tiêu, Trường Đại học Ngoại thương đặt ra mục tiêu trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cung cấp các sản phẩm xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, có vị thế cao trong khu vực châu Á.

Hiện trường do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn làm Hiệu trưởng; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy làm Chủ tịch Hội đồng trường.

Trường Đại học Ngoại thương có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh.

Ngày 05/04/2024, Trường Đại học Ngoại thương đã công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Theo đó, năm nay, trường tuyển 3.080 chỉ tiêu đối tại trụ sở chính Hà Nội; 100 chỉ tiêu đối với cơ sở Quảng Ninh và 950 chỉ tiêu đối với cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, tổng tất cả chỉ tiêu năm 2024 của trường là 4.130.

Đề án tuyển sinh năm 2024 cũng cho thấy, đối với hệ vừa làm vừa học, năm nay, Trường Đại học Ngoại thương dự kiến dành 104 chỉ tiêu đối với ngành Kinh tế; 20 chỉ tiêu đối với ngành Ngôn ngữ Anh; 36 chỉ tiêu đối với ngành Quản trị kinh doanh; 28 chỉ tiêu đối với ngành Kế toán và 12 chỉ tiêu đối với ngành Luật.

Trước kia, nhà trường đào tạo và nghiên cứu từ các ngành truyền thống và có thế mạnh về kinh tế, kinh doanh thuộc các lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi (ngành Kinh tế, ngành Kinh tế quốc tế), Kinh doanh và quản lý (ngành Quản trị kinh doanh, ngành Kế toán, ngành Tài chính - Ngân hàng, ngành Kinh doanh quốc tế), Nhân văn (ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung, ngành Ngôn ngữ Pháp), Pháp luật (ngành Luật), Du lịch và Khách sạn (Quản trị khách sạn).

Tuy nhiên, năm nay, nhà trường đã bắt đầu tuyển sinh thêm ngành học mới thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin là Khoa học máy tính.

Qua tìm hiểu của phóng viên, một số mục và thông tin nêu ra tại Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương có nhiều điểm đáng chú ý so với quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cụ thể, tại Đề án tuyển sinh 2024 cho thấy, năm 2022 và năm 2023 một số lĩnh vực của Trường Đại học Ngoại thương có số trúng tuyển/nhập học nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh.

6.1.jpg
8.1.jpg
Chỉ tiêu tuyển sinh và số trúng tuyển/nhập học của Trường Đại học Ngoại thương trong 2 năm gần nhất (2022, 2023) (Ảnh chụp màn hình tại Đề án tuyển sinh 2024 của nhà trường.

Ngoài ra, theo thông tin từ bảng dữ liệu ở Đề án tuyển sinh năm 2024 của trường cho thấy, lĩnh vực Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (ngành Quản trị khách sạn) có số trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2022, lĩnh vực này tuyển sinh chỉ đạt 48%; tỷ lệ này ở năm 2023 là 36%. Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương dự kiến dành 5 chỉ tiêu tuyển sinh cho lĩnh vực này (đối với nganh Quản trị khách sạn).

Cũng tại mục I về Thông tin chung, mục số 10 về Điều kiện bảo đảm chất lượng được trường nêu là “Chi tiết tại Phụ lục 2 của Đề án”. Thế nhưng, Đề án tuyển sinh 2024 của trường hiện chỉ có Phụ lục 1 về Tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học chứ không hiển thị Phụ lục 2.

11.1.jpg
Ảnh chụp màn hình.
Screenshot_36.jpg
Screenshot_38.jpg
Screenshot_39.jpg
Screenshot_45.jpg
04 trang cuối cùng trong Đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Ngoại thương chỉ nêu về Phụ lục 1 - Tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học chứ không có thông tin đối với Phụ lục 2 (Ảnh chụp màn hình).

Trong khi đó, Mẫu số 03: Báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng tại Phụ lục III - Đề án tuyển sinh theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có mẫu kê khai các thông tin quy mô đào tạo hình thức chính quy, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu, danh sách giảng viên toàn thời gian và thỉnh giảng nhưng phóng viên không tìm thấy những số liệu kê khai này tại Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương.

Screenshot_18.jpg
Thông tin về danh sách giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng cần phải nêu trong Đề án tuyển sinh (theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT) nhưng phóng viên không tìm thấy trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương

Ngoài ra, trong báo cáo khảo sát thường niên về tình trạng việc làm của sinh theo đường link được nêu trong mục 7 về tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại phần Thông tin chung trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học ngoại thương, tỷ lệ sinh viên có việc làm cao từ 97%-100%. Căn cứ Phụ lục 1 Văn bản số 2919/BGDĐT-GDĐH ngày 10/7/2017 hướng dẫn khảo sát tình trạng việc làm sinh viên tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã thực hiện tỷ lệ mẫu khảo sát sinh viên tốt nghiệp trả lời từ 28% đến 100% vượt mức quy định mẫu tối thiểu tỷ lệ trả lời là 25% trên tổng sinh viên tốt nghiệp.

Screenshot_12.jpg
Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp theo Báo cáo khảo sát thường niên về tình trạng việc làm của sinh viên năm 2023 của Trường Đại học Ngoại thương (khảo sát đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2022) (Ảnh chụp màn hình).

Về chỉ tiêu tuyển tuyển năm 2024 tại mục II. Tuyển sinh đại học chính quy đã được trường thông tin đầy đủ các mục theo quy định.

Tuy nhiên, cũng tại phần II về Tuyển sinh đại học chính quy, sau mục "Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm", phóng viên không thấy đề án của trường có các mục như trong quy định tại Phụ lục III của Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT gồm "Việc cơ sở đào tạo thực hiện các cam kết đối với thí sinh giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro"; "Thông tin tuyển sinh các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"; "Thông tin về doanh nghiệp hợp tác đào tạo; Các thông tin triển khai áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học (không trái các quy định hiện hành)" mà chuyển luôn sang mục “Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành).

Screenshot_29.jpg
Ảnh chụp màn hình tại Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương.
Screenshot_36.1.jpg
Các mục (khoanh đỏ) cần được nêu theo quy định tại Phụ lục III, mục II về Tuyển sinh đại học chính quy của Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT nhưng trong đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Ngoại thương không thấy kê khai

Còn về học phí, mức học phí dự kiến năm học 2024 - 2025 của Trường Đại học Ngoại thương đối với sinh viên tham gia học chương trình tiêu chuẩn là 22-25 triệu đồng/năm; đối với chương trình tiên tiến là 68-70 triệu đồng/năm; đối với các chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 đến 48 triệu đồng/năm (Nhóm A) và 60 đến 65 triệu đồng/năm (Nhóm B).

Về tài chính, Đề án tuyển sinh 2024 của trường nêu rõ, tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường là khoảng 712 tỷ đồng; tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm tương ứng học phí của năm liền trước năm tuyển sinh đối với chương trình đại trà là 25 triệu đồng; đối với chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 44 triệu đồng; đối với chương trình tiên tiến là 65 triệu đồng.

Tường San