Bên lề cuộc Hội thảo Hội thảo Tuyên truyền giáo dục về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Trường trung học phổ thông Hiền Đa (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 6/1, phóng viên có dịp trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Hiền, giáo viên dạy ngữ Văn về những vấn đề liên quan công tác dạy văn học trong nhà trường hiện nay.
Một trong những vấn đề mà cô Hiền chia sẻ nhiều đó là thông tin môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền cho rằng, để dạy chương trình mới hay thì giáo viên phải luôn phải học hỏi và trau dồi bản thân (ảnh Trinh Phúc). |
Theo cô, môn ngữ Văn trong chương trình hiện hành số lượng các tác phẩm mang tính văn chương nhiều nhưng ít về kỹ năng cuộc sống, chưa đa dạng về mặt văn bản thể loại.
Ở chương trình mới một số tác phẩm ngày xưa gọi là kinh điển như Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu hay Đời thừa của Nam Cao đã không còn được đưa vào mà ưu tiên những tác phẩm có tính thời sự có chủ đề HIV, Môi Trường, Dân Số hoặc Chiến tranh. Qua văn học các em được tiếp cận kiến thức một cách toàn diện hơn.
Cô Hiền cho rằng, chương trình mới sẽ giáo dục học sinh các kỹ năng thích nghi với hiện tại, mặc dù yếu tố nghệ thuật văn chương không nhiều như chương trình hiện hành.
Bây giờ, chương trình mới mang tính chất thực tiễn, kỹ năng sống nhiều hơn. Ví dụ như bài Thông điệp thế giới nhân ngày chống HIV – AISD. Qua bài này, học sinh sẽ biết được nguyên nhân tại sao, hậu quả như thế nào, tự mình có cách phòng chống căn bệnh thế kỷ này.
Các kỹ năng văn bản là đảm bảo cấu trúc một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
Tức khi học về văn bản này học sinh sẽ biết phần đặt vấn đề, giải quyết vấn, kết thúc vấn đề như thế nào. Thông qua bài dạy, các em học được kiến thức và nắm được cấu trúc của văn bản nghị luận về một hiện tượng xã hội.
Quang cảnh Hội thảo Hội thảo Tuyên truyền giáo dục về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Trường trung học phổ thông Hiền Đa (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 6/1 (Ảnh Trinh Phúc). |
Trước băn khoăn của phóng viên về việc thay đổi cách dạy và nội dung có làm khó giáo viên hay không, cô Hiền cho rằng các giáo viên phải thích nghi.
Theo cô Hiền, với các văn bản truyền thống thì giáo viên đã có sẵn chiều sâu kiến thức nên yên tâm. Còn những nôi dung mới giáo viên buộc phải tìm hiểu các tài liệu, tham khảo các đồng nghiệp để có hướng dạy tốt nhất cho học sinh để các em không thấy nhàm chán.
Đánh giá về khó khăn nhất trong dạy Văn hiện nay theo cô Hiền là việc tổ chức thi môn văn theo hướng tự luận trong khi các môn học theo hướng trắc nghiệm. Nên cái khó nhất đối với học sinh là kỹ năng trình bày một vấn đề để trở thành một bài văn hoàn chỉnh.
Cảm ơn cô đã truyền cho chúng em lòng nhiệt huyết yêu người, yêu nghề |
Trong khi học sinh đam mê môn Văn càng ngày ít đi do khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp chỉ những em thật xuất sắc môn Văn thì mới học có ý thức. Còn các em chủ yếu học để đạt ngưỡng 5 đến 6 điểm.
Một vấn đề mà cô Hiền cũng trăn trở đó là đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động thế nhưng về đặc trưng môn Văn phải truyền cảm hứng cho học sinh.
Cách dạy học truyền thống thầy cô bình giảng, truyền những giá trị nhân văn, với giá trị văn học thì học sinh thích hơn.
Cô Hiền nhấn mạnh: “Dạy văn theo phương pháp đổi mới và phương pháp truyền thống thì dạy theo truyền thống học sinh cảm nhận được hơn và yêu môn văn hơn.
Bởi cách dạy học truyền thống thầy cô truyền thụ được cái hay, cái sâu sắc để học trò tự cảm nhận.
Còn cách dạy đổi mới học sinh phát hiện được vấn đề nhưng chưa thấy được độ sâu sắc. Ở trên lớp các em hứng thú trao đổi nhưng về nhà vở không ghi được ghì hết nên không có cơ sở để ôn luyện”.