Hải quân Mỹ sùng bái vũ khí công nghệ cao không cho đối thủ vượt mặt

12/02/2015 09:18
Đông Bình
(GDVN) - Hải quân Mỹ đang hướng tới sử dụng vũ khí laser, pháo ray điện, công nghệ in 3D, máy bay chiến đấu hải quân thế hệ mới, Tomahawk tấn công mục tiêu di động...

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đề cao vũ khí kiểu mới

Ngày 10 tháng 2, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, do giá cả sử dụng thấp hơn vũ khí truyền thống, hệ thống vũ khí laser (có thể tấn công chính xác máy bay không người lái) và pháo ray điện có tầm bắn trên 185 km sẽ trở thành một phần tác chiến của hải quân trong tương lai.

Bộ tác chiến Hải quân do Jonathan Greenert lãnh đạo phụ trách quy hoạch chiến lược phát triển tương lai của Hải quân Mỹ. Khi tổ chức tọa đàm tại Đại học Quốc lập Australia, ông cho biết, vũ khí laser và điện từ đang thử nghiệm đã từ biệt vũ khí thuốc nổ truyền thống, làm cho vũ khí bắn tiện lợi hơn.

Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ
Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ

Ông nói, Quân đội Mỹ đang dùng thử hệ thống vũ khí laser trên một chiếc tàu chiến (USS Ponce) ở vùng Vịnh, “hiệu quả rất tốt, tôi cho rằng, laser là phương hướng phát triển tương lai”.

So với vũ khí truyền thống, ưu thế lớn nhất của hệ thống vũ khí laser chính là chi phí bắn rẻ. Theo phát biểu của ông Jonathan Greenert, loại hệ thống vũ khí laser này phải bắn laser liên tục 10 giây sẽ đủ để phá hủy một chiếc tàu dài 50 đang di chuyển chậm, đốt cháy động cơ của nó, toàn bộ chi phí không đến 1 USD. Trong khi đó, nếu sử dụng pháo truyền thống trên tàu chiến, chi phí sẽ lên tới 20.000 USD.

Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ cho rằng, nguyên lý của pháo ray điện là sử dụng trường điện từ do dòng điện sinh ra để bắn đạn, tầm bắn có thể đạt trên 185 km. Hải quân Mỹ có kế hoạch kiểm tra pháo ray điện trên tàu chiến vào năm 2016.

Ông Jonathan Greenert cho hay, tầm bắn của pháo ray điện tương đương tầm bắn của một quả tên lửa hành trình tiêu tốn 1 triệu USD, nhưng mỗi viên đạn của pháo ray điện chỉ cần 25.000 USD.

Giám đốc chương trình Bộ tư lệnh hệ thống biển Hải quân Mỹ Mike Ziff cho rằng, vũ khí laser sẽ làm thay đổi tận gốc phương thức tác chiến của Hải quân Mỹ. Theo Mike Ziff, ở đây có chút giống với cảnh trong phim “Star Wars”, nhưng điểm khác với phim là, con người không nhìn thấy chùm tia laser trong hiện thực, chỉ có thể nhìn thấy hiệu quả tấn công.

BBC Anh cũng vừa có bài viết dẫn lời Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 10 tháng 2 cho biết, chi phí chế tạo pháo điện từ và pháo laser (tầm bắn trên 100 dặm Anh/160 km) có thể giảm đi, trong tương lai có thể ứng dụng cho tác chiến trên biển.

Khi phát biểu tại Đại học Quốc lập Australia, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, những vũ khí đang thực nghiệm này không còn lấy thuốc nổ làm chính, hơn nữa giá thành tương đối thấp.

Theo Greenert, pháo laser tên đầy đủ là "hệ thống vũ khí laser", hiện đang kiểm tra trên 1 chiếc tàu chiến ở vịnh Ba Tư.

Chi phí bắn vũ khí laser rất thấp, nhưng chi phí nghiên cứu phát triển, chế tạo lại rất đắt. Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cho rằng, chi phí chế tạo và chi phí lắp đặt hệ tống vũ khí laser là 40 triệu USD.

Hải quân Mỹ đang thiết kế một loại hệ thống vũ khí laser mạnh hơn, thiết kế lắp đặt trên tàu tác chiến duyên hải hoặc tàu khu trục, dự kiến triển khai vào năm 2016 hoặc 2017.

Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết, pháo điện từ dùng từ trường do dòng điện tạo ra để bắn đạn pháo, tầm bắn trên 115 dặm Anh.

Pháo điện từ dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra trên biển vào năm 2016

Khi thử nghiệm pháo điện từ, Mỹ đã đẩy tốc độ đạn nặng 3 kg lên tới 2,5 km/giây, có thể dễ dàng đục thủng tấm kim loại bảo vệ, chọc thủng công sự xi măng. Bên trong đạn không có bất cứ chất nổ gì, chỉ dựa vào động năng và lực bay để sinh ra sức phá hoại. Từ trường tạo ra tác dụng phối hợp với dòng diện khi bắn đã sinh ra lực đẩy, bắn đạn.

Hiện nay, các tổ chức có thể nghiên cứu chế tạo pháo ray điện trên thế giới chủ yếu ở Âu-Mỹ, một tổ chức ở Mỹ, một tổ chức khác là Công ty BAE Systems - nhà chế tạo vũ khí Anh.

Giám đốc điều hành nghiên cứu hải quân Mỹ, thiếu tướng Matthew cho rằng: Trong tương lai, pháo ray điện sẽ rất phổ biến, chúng ta đã tiến hành kiểm tra nhiều lần trong phòng thử nghiệm mặt đất, dự kiến năm 2016 sẽ lắp trên tàu chiến tốc độ cao của hải quân để cho hoạt động thử.

Sẽ thiết kế và chế tạo máy phát điện kiểu tự hành mới cho tàu chiến

Trang mạng militaryaerospace Mỹ ngày 4 tháng 2 đưa tin, chuyên gia máy bay hải quân Mỹ đã lựa chọn Công ty JBT để triển khai máy bay của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ, thiết kế và chế tạo máy phát điện kiểu tự hành thế hệ mới cho tàu chiến.

Sĩ quan thuộc bộ phận máy bay của Trung tâm không chiến Hải quân Mỹ ngày 2 tháng 2 đã tuyên bố một hợp đồng tổng trị giá đạt 20,9 triệu USD, cung cấp 80 "máy phát điện có thể di động mới" (SMEPP) cho tàu chiến Quân đội Mỹ.

Loại SMEPP mới do JBT đang thiết kế này là một loại thiết bị kiểu tự hành 4 bánh có thể điều khiển dùng động cơ diesel để cung cấp động lực. Động cơ diesel vừa cung cấp động lực cho việc đi lại của SMEPP trên tàu chiến, vừa cung cấp động lực cho máy phát điện trong SMEPP.

JBT sẽ làm cho thiết kế SMEPP có hiệu quả cao tối đa, khắc phục được sự tác động và chấn động trên tàu chiến, nhiệt độ cực đoan, ẩm ướt, sương muối và gây nhiễu điện từ (EMI).

SMEPP sẽ phù hợp với tiêu chuẩn thải khí cấp 3 của Cơ quan bảo vệ môi trường Liên bang Mỹ (EPA) và MIL-STD-704F của Quân đội Mỹ, có thể đồng thời cung cấp 3 loại vận chuyển công suất: điện xoay chiều 3 pha 400 Hz/115 V; điện một chiều 28 V; điện một chiều 270 V.

SMEPP sẽ lắp dây cáp nguồn điện vận chuyển không cuộn bên trong, có thể kết nối với tất cả máy bay của Hải quân và Thủy quân lục chiến.

SMEPP sẽ dung hợp công nghệ động cơ, công nghệ phát điện và công nghệ điều chỉnh công suất mới nhất, đồng thời cũng cần có khả năng đưa lên máy bay vận tải C-5, máy bay vận tải C-17, máy bay vận tải C-130, máy bay cánh cố định quân dụng H-53 và máy bay trực thăng hạng nặng.

Công tác chế tạo của SMEPP sẽ triển khai ở thành phố Ogden, bang Utah - trụ sở của JBT, thời gian hoàn thành hợp đồng là tháng 12 năm 2019.

Ứng dụng công nghệ chế tạo in 3D, giảm chi phí chế tạo tàu chiến

Trang mạng trung tâm gia công kim loại hải quân Mỹ ngày 3 tháng 2 đưa tin, công nghệ in 3D (Additive Manufacturing, AM) đang nhanh chóng trở thành công cụ đa năng giảm chi phí chế tạo. Để hỗ trợ cho chế tạo tàu chiến Hải quân Mỹ, Trung tâm gia công kim loại hải quân (NMC) hiện đang triển khai chương trình ManTech, ứng dụng công  nghệ in 3D vào chế tạo "giáo cụ thị giác của quá trình như chế tạo, quy hoạch, phân giai đoạn" (Visual Aids) và "công cụ hỗ trợ sản xuất hàng mẫu và cấu kiện tạm thời", để nghiệm chứng và trình diễn hiệu ích thời gian và chi phí in 3D.

Nhóm chương trình tổng hợp (IPT) sẽ tiến hành xác định và đánh giá ở nhà máy đóng tàu Ingalls, trình diễn cách thức sử dụng công nghệ AM trong quá trình chế tạo tàu chiến, lượng hóa lợi nhuận dự kiến, cung cấp con đường thực hiện kiến nghị; phát triển và trình diễn một sơ đồ quá trình trên tàu điện thông dụng (EB) để sử dụng thiết bị và công cụ sản xuất nhanh công nghệ AM. Nhóm chương trình gồm có Văn phòng chương trình DDG 51 (PMS 400D), Văn phòng chương trình LHA (PMS 377), Văn phòng chương trình lớp Virginia (PMS 450), Văn phòng chương trình tàu thay thế lớp Ohio (PMS 397), nhà máy đóng tàu Ingalls, Trung tâm gia công kim loại hải quân và thuyền máy thông dụng.

Công nghệ AM sẽ ứng dụng cho tàu ngầm SSN 794 lớp Virginia của EB vào năm tài khóa 2017; DDG 121, LHA của Ingalls và chế tạo tất cả tàu chiến mặt nước tương lai. Công nghệ này dự kiến tiết kiệm khoảng 800.000 USD mỗi năm cho Ingalls trong việc chế tạo DDG, LHA và LPD; tiết kiệm khoảng 200.000 USD của EB ở mỗi chiếc tàu ngầm lớp Virginia.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Hải quân Mỹ

Cấu kiện đã sử dụng in 3D ở Ingalls sẽ dùng để xây dựng kế hoạch thực hiện và dùng cho đề án đầu tư thương mại mua sắm máy in 3D. Ở EB, sơ đồ quy trình chương trình thử nghiệm sẽ chỉ đạo các nhân viên nhà máy cách thức sử dụng công nghệ AM nhanh chóng triển khai công cụ và thiết bị mới.

Phóng vệ tinh MUOS-3

Trang mạng tin tức hàng không vũ trụ Mỹ đưa tin, ngày 20 tháng 1, Hải quân Mỹ sử dụng tên lửa đẩy Atlas-5 phóng vệ tinh MUOS-3 (hệ thống mục tiêu khách hàng di động - hệ thống vệ tinh thông tin di động thế hệ tiếp theo thứ ba) từ căn cứ không quân Cape Canaveral. Nhưng, năng lực chủ yếu của "chòm sao MUOS" - cung cấp tương tự dịch vụ điện thoại di động thông minh, sớm nhất phải cuối năm 2015 mới có thể thực hiện.

Chòm sao MUOS gồm 4 vệ tinh làm việc, 1 vệ tinh dự phòng trên quỹ đạo và 4 trạm mặt đất, 2 vệ tinh trước đã lần lượt phóng vào tháng 3 năm 2012 và tháng 7 năm 2013.

Tương tự với hệ thống vệ tinh UFO thế hệ trước bị thay thế, vệ tinh MUOS đã mang theo một tải trọng băng tần hẹp UHF, cung cấp kênh thông tin cho đơn vị cơ động mặt đất ở khu vực xa xôi và tàu trên biển. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho điện thoại di động thông minh bằng tải trọng số hóa WCDMA. Hiện nay, tải trọng UHF đã đưa vào sử dụng.

Trong báo cáo đệ trình Ủy ban quốc phòng Quốc hội năm 2014, do vấn đề liên quan của vệ tinh hình sóng mặt đất hệ thống mặt đất và phần mềm đầu cuối vô tuyến điện, hải quân đã sắp xếp kiểm tra vận hành cuối cùng WCDMA vào tháng 12 năm 2015. Báo cáo chỉ ra, việc kiểm tra ban đầu tháng 4 năm 2014 cho thấy, tính năng tải trọng số hóa của hệ thống MUOS còn cần nhiều thời gian hơn mới có thể hoàn thiện và thông qua xác nhận. Đặc biệt là, MUOS tồn tại vấn đề độ tin cậy. Chi phí chòm sao MUOS dự kiến đạt 7,4 tỷ USD, chòm sao ban đầu sẽ phục vụ đến năm 2025.

Hải quân còn chưa tuyên bố kế hoạch tiếp theo của hệ thống MUOS. Tuy nhiên, nhóm vệ tinh đầu tiên của MUOS đã bảo lưu băng tần cao đặc biệt, như vậy kế hoạch tiếp theo chắc chắn sẽ còn bảo lưu tần số này. Giám đốc chương trình MUOS cho biết, khả năng lớn nhất tiếp theo là phải phân tích phương án thay thế tiếp theo trong 1 - 2 năm. Nếu MUOS phóng vệ tinh cuối cùng vào năm 2016, sẽ có nghĩa là dây chuyền sản xuất liên quan sẽ đóng lại, điều này sẽ kiềm chế rất lớn ưu thế kinh tế của mở rộng chương trình MUOS so với xây dựng hệ thống hoàn toàn mới.

Phương án máy bay chiến đấu hải quân thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ
Phương án máy bay chiến đấu hải quân thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

“Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu hải quân Mỹ không cần tàng hình và tốc độ cao”

Trang mạng Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ ngày 4 tháng 2 đưa tin, theo thông tin tiết lộ vào thứ Tư tuần này của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo trong quy hoạch của Hải quân Mỹ sẽ có thể ít lệ thuộc hơn vào đặc điểm tốc độ và tàng hình, có thể có lựa chọn phương án không người lái, trong khi đó, 2 loại đặc trưng nêu trên đã định nghĩa máy bay tác chiến chiến thuật của Quân đội Mỹ đương đại.

Tham mưu trưởng Hải quân Jonathan Greenert mô tả về máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F/A-XX, cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sẽ áp dụng mô hình tác chiến triệt để tiêu diệt hoặc áp chế hệ thống phòng không địch, chứ không phải là phương pháp lệ thuộc vào thoát ly hoặc tránh mối đe dọa hiện nay.

Tại Hội chợ khoa học và công nghệ lực lượng hải quân tương lai của Văn phòng nghiên cứu hải quân, ông Greenert phát biểu: "Mọi người đều biết rõ, (chúng ta) có thể đã đánh giá cao tàng hình". Ông chỉ ra: "Tôi không phải muốn đặc biệt nhấn mạnh đánh giá cao đối với tàng hình, mà là muốn đánh giá chính xác và kỹ càng, nếu máy bay bay nhanh trong khí quyển, thì sẽ làm nhiễu loại phần tử không khí, từ đó làm nóng thêm không khí, tôi không quan tâm nhiệt độ động cơ có thể giảm thấp đến đâu, máy bay luôn có thể bị phát hiện từ đó".

Điều này có thể có nghĩa là cần phát triển vũ khí mới ứng phó mối đe dọa tương lai. Greenert còn cho biết: "Nó (máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo) chắc chắn có thể mang theo tải trọng có thể sử dụng nhiều loại vũ khí. Nó chắc chắn có thể có được năng lực xâm nhập, điều này rất có thể là thông qua áp chế hệ thống phòng không địch". "Hiện nay (mối đe dọa) là radar, tương lai (mối đe dọa) có thể là khác".

Khi hỏi về vấn đề tốc độ, ông cho biết, sự phổ biến của tốc độ cao đối với máy bay sẽ làm cho hải quân cần có loại máy bay mới không cần tới năng lực bay tốc độ cao nữa. Ông nói: "Tôi không cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sẽ có tốc độ rất cao, dù sao nhanh hơn cũng không thoát khỏi tên lửa".

Greenert còn cho rằng: "Do quan hệ của phi công, trọng lượng của máy bay phải rất lớn. Nếu bỏ phi công, thì có thể dùng bộ cảm biến thay thế trọng lượng liên quan". "Đây chính là module hóa mà tôi nói".

Thời điểm xuất hiện bình luận của ông Greenert chính là lúc phân tích phương án lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F/A-XX, chương trình F/A-XX thay thế máy bay F/A-18E/F vào năm 2030. Các công ty Lockheed Martin và Boeing đều đã công bố phương án khái niệm giai đoạn ban đầu của F/A-XX.

Máy bay chiến đấu loại mới nhất Hải quân, máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C (JSP) chủ yếu lệ thuộc vào tàng hình. Tin tức USNI cho rằng, máy bay này sẽ trở thành mắt xích bộ cảm biến tiền tuyến của cụm máy bay chiến đấu tàu sân bay, thông qua khái niệm phòng không kiểm soát hỏa lực tổng hợp hải quân (NIFC-CA) để truyền thông tin ngắm chuẩn.

Hải quân cho biết, năng lực tải trọng của F/A-XX sẽ không thấp hơn mức của máy bay Super Hornet. Thiếu tướng hải quân Mike Manazir tiết lộ với Tin tức USNI vào cuối năm 2013 rằng: "Chúng tôi tìm kiếm máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo thay thế F/A-18E/F sau khi tìm hiểu F-35C sẽ đem lại loại năng lực nào cho biên đội máy bay tàu sân bay".

Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Mỹ
Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Mỹ

Bắn thử tên lửa hành trình Tomahawk tấn công mục tiêu di động

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 2 đưa tin, Hải quân Mỹ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình Tomahawk dẫn đường phức hợp trên tàu khu trục USS Kidd (DDG-100).

Trong khi bay, thông qua đổi hướng bay đối với vị trí mục tiêu di động được máy bay trinh sát cung cấp, tên lửa Tomahawk Block IV đã bắn trúng thành công mục tiêu dự định, đã thể hiện năng lực dẫn đường của nó.

Giám đốc chương trình hệ thống vũ khí Tomahawk (PMA-280) Joe Mauser cho biết: "Đây là một thành tựu nổi bật, nó đã thể hiện khả năng tiến hành thông tin tầm xa đối với việc thay đổi vị trí mục tiêu di động. Thành công này đã tiếp tục chứng ninh năng lực đã có của tên lửa Tomahawk và đưa phạm vi tấn công của nó từ điểm cố định và có thể định vị tiếp tục mở rộng tới các mục tiêu di động".

Phương án giải quyết hiệu quả chi phí này do một công ty liên doanh của phân bộ vũ khí Trung tâm tác chiến hàng không Hải quân (NAWCWD) cung cấp, sử dụng hệ thống PMA-280 hiện có của Tomahawk và hệ thống tên lửa của Công ty Raytheon, đã nâng cao năng lực tác chiến, đã tiết kiệm giá thành, đồng thời ứng dụng công nghệ đã có của lĩnh vực khác vào.

Hệ thống tên lửa hành trình Tomahawk hiện nay đã dùng cho các trang bị mặt nước và dưới nước trên phạm vi toàn cầu.

Ký kết hợp đồng sửa chữa, bảo trì tên lửa Trident

Trang mạng sputniknews.com ngày 10 tháng 2 đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, Hải quân Mỹ và Công ty phòng thí nghiệm Charles Stark Draper đã ký kết hợp đồng sửa chữa và bảo trì tên lửa Trident D5 trị giá 302 triệu USD. Nội dung hợp đồng bao gồm tiếp tục triển khai kế hoạch sửa chữa hệ thống dẫn đường Trident D5, bao gồm điều tra sự cố, kiểm tra, phục hồi, sửa chữa và tái xác nhận thiết bị đo lường quán tính, thiết bị linh kiện điện tử và module điện tử. Hợp đồng yêu cầu hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2019.

Tên lửa Trident D5 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bắn từ tàu ngầm, tầm bắn trên 4.573 dặm Anh. Biên đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Mỹ gồm có 14 tàu ngầm Trident, hiện nay mang theo 1.000 đầu đạn hạt nhân.

Hải quân Mỹ dự định duy trì trạng thái có thể triển khai tên lửa Trident trong toàn bộ tuổi thọ của tàu ngầm. Tàu ngầm thế hệ mới sẽ bắt đầu thay thế tàu ngầm hiện có vào năm 2031.

Hải quân Mỹ tiếp đoàn đại biểu sĩ quan trẻ Trung Quốc

Theo trang mạng Hải quân Mỹ, ngày 2 tháng 2 năm 2015, đoàn đại biểu Hải quân Trung Quốc đến thăm Trường sĩ quan Hải quân Mỹ ở Annapolis, bang Maryland, đã hội kiến với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert. Đây là một phần của hoạt động giao lưu giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ.

Theo báo Hồng Kông, lần này, thành viên đoàn đại biểu Hải quân Trung Quốc đến thăm Mỹ phần lớn là sĩ quan tàu chiến chủ lực thế hệ 8X, kỹ thuật chuyên môn mạnh, trình độ ngoại ngữ cao.

Theo trang mạng “Tin tức Trung Quốc” ngày 7 tháng 2, đoàn đại biểu trên đã kết thúc chuyến thăm giao lưu với Hải quân Mỹ, tối ngày 6 tháng 2 đã quay về Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc điều chỉ huy tuyến 1 quy mô lớn tiến hành giao lưu với sĩ quan chỉ huy tuyến 1 của Hải quân Mỹ.

Theo bài báo, đoàn đại biểu phía Trung Quốc thăm Mỹ lần này có 29 người, phần lớn là sĩ quan trẻ thế hệ 8X. Họ là những sĩ quan trẻ đến từ lực lượng tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay, phần lớn là chỉ huy hoặc phó chỉ huy tàu chiến, có kinh nghiệm chỉ huy tuyến 1 phong phú, nhiều lần thực hiện hoặc tham gia nhiệm vụ giao lưu quân sự, có một số sĩ quan còn từng tiến hành diễn tập liên hợp với Hải quân Mỹ.

Mục đích chủ yếu của chuyến thăm là tăng cường giao lưu sĩ quan trẻ giữa hải quân hai nước Trung-Mỹ, tăng cường sự hiểu biết của sĩ quan trẻ Hải quân Trung Quốc đối với quốc gia, quân đội và hải quân Mỹ, tích cực “thể hiện hình tượng”, thúc đẩy phát triển lâu dài đội ngũ nhân tài.

Trong thời gian ở Mỹ, đoàn đại biểu phía Trung Quốc đã đến thăm Washington, Newport và New York, đã tham quan 3 trường quân sự trong đó có Trường sĩ quan hải quân Annapolis Hải quân Mỹ và Học viện chiến tranh hải quân, đồng thời tiến hành hội thảo chuyên đề và giao lưu tọa đàm với học viên lớp chỉ huy tàu chiến Trường sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ.

Hai bên còn tổ chức hội thảo chuyên đề và trò chuyện về bước tiếp theo hải quân hai nước sẽ sử dụng quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển ở vùng biển quốc tế như thế nào, có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với việc giảm hiểu nhầm và phán đoán nhầm, tăng cường hiểu biết và lòng tin.

Trưởng đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến hải quân, nhà nghiên cứu Viện học thuật quân sự hải quân Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, chuyến thăm giao lưu lần này đã tiếp tục làm sâu sắc hiểu biết giữa hải quân hai nước, có tác dụng thúc đẩy rất tốt đối với xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” và “quan hệ quân sự song phương kiểu mới”.

Đông Bình