Chuyển xếp lương mới, hầu như chỉ giáo viên trẻ bậc tiểu học hưởng lợi

20/09/2021 10:25
KIM THU
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Trong quá trình chuyển xếp lương, người viết nhận thấy vẫn còn những tồn tại, vướng mắc lớn chưa có giải pháp khắc phục.

Hiện nay, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên có hiệu lực từ 20/3/2021, các địa phương đang tiến hành việc chuyển xếp lương hiện hành sang chùm Thông tư mới.

Tuy nhiên, việc chuyển xếp lương trên trên ở hầu hết các địa phương vẫn chưa được thực hiện vì gặp rất nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trong bài viết này, bằng sự hiểu biết mình, người viết là một giáo viên đang đứng lớp mong muốn cung cấp cho bạn đọc là các đồng nghiệp có cùng quan tâm tổng hợp việc chuyển xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông theo Thông tư mới và nêu một số hạn chế, băn khoăn khiến việc chuyển xếp lương theo Thông tư mới khó triển khai.

Tổng hợp chuyển xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông

Theo quy định tại các chùm Thông tư mới là việc xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới theo chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT được trình bày rút gọn ở bảng dưới đây.

Hạng – Hệ số lương hiện nay

Hạng – Hệ số lương mới giáo viên mầm non

Hạng – Hệ số lương mới giáo viên tiểu học

Hạng – Hệ số lương mới giáo viên trung học cơ sở

Hạng – Hệ số lương mới giáo viên trung học phổ thông

IV (1,86 – 4,06)

III (2,1 – 4,89)

III (2,34 - 4,98)


Chuyển hạng và hệ số lương tương đương III (2,34 - 4,98); II (4,0 – 6,38); I (4,4-6,78)

III (2,1- 4,89)

III (2,1 – 4,89)

III (2,34 - 4,98)

III (2,34 - 4,98)

II (2,34-4,98)

II (2,34-4,98)

II (4,0 – 6,38)

II (4,0 – 6,38)

I (4,0-6,38)


I (4,4-6,78)

I (4,4-6,78)

Như bảng trên thì chỉ có giáo viên trung học phổ thông là không thay đổi, chuyển tương đương hiện hành, không được lợi gì sau khi chuyển xếp lương mới, giáo viên hạng I, II mới nếu không đạt tiêu chuẩn thì có thể chuyển “xuống hạng”, do đó bậc trung học phổ thông chỉ có giảm không có tăng.

Ảnh minh họa: Lã Tiến/giaoduc.net.vn

Ảnh minh họa: Lã Tiến/giaoduc.net.vn

Đối với giáo viên mầm non thì việc chuyển hầu như cũng không được tăng đáng kể, việc chuyển gần như tương đương.

Đối với giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở thì từ hạng III cũ sang III mới, hạng I cũ sang hạng I mới cũng không tăng đáng kể gì hoặc giữ nguyên.

Chỉ riêng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ hạng II cũ (hệ số lương 2,34 đến 4,89) chuyển sang hạng II mới (hệ số lương 4,0 – 6,38) là tăng khá nhiều ở lực lượng giáo viên trẻ.

Khi chuyển xếp lương từ lương hiện hành từ hạng II cũ sang hạng II mới ở tiểu học, trung học cơ sở sang lương mới, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Theo đó, quy định căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Cụ thể khi chuyển xếp lương từ lương hiện hành sang lương mới như sau:

Hệ số lương - Hạng II cũ

Hệ số lương - Hạng II mới

2,34 – 1


2,67 – 2

4,00 – 1

3,00 – 3

4,00 – 1

3,33 – 4

4,00 – 1

3,66 – 5

4,00 – 1

3,99 – 6

4,00 – 1

4,32 – 7

4,34 – 2

4,65 – 8

4,68 – 3

4,98 – 9

5,02 – 4


5,36 – 5


5,70 – 6


6,04 – 7


6,38 – 8

Còn đôi điều băn khoăn

Tuy quy định là thế nhưng việc chuyển xếp lương bởi những quy định chưa rõ ràng, chồng chéo trong các Thông tư dẫn đến mỗi địa phương thực hiện theo phương án và thực hiện chuyển xếp lương khác nhau, thiệt thòi cho giáo viên.

Trong quá trình chuyển xếp lương, người viết nhận thấy vẫn còn những tồn tại, vướng mắc lớn chưa có giải pháp khắc phục như sau:

Thứ nhất, giáo viên khi chuyển từ hạng cũ sang hạng mới có đảm bảo đủ tất cả tiêu chuẩn không?

Đối với chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT mỗi giáo viên ở các hạng đều có tiêu chuẩn, khi chuyển xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới có cần phải đáp ứng 100% tiêu chuẩn ở hạng mới không như các tiêu chuẩn về nhiệm vụ; đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Vì có địa phương yêu cầu giáo viên phải đảm bảo 100% tiêu chuẩn trên thì mới được chuyển xếp lương mới, có địa phương lại cho giáo viên “nợ” tiêu chuẩn tức là vẫn cho chuyển xếp lương.

Việc này không đồng bộ, khiến cho việc xếp chuyển lương mỗi nơi mỗi kiểu.

Thứ hai, giáo viên “xuống hạng” được xếp lương ra sao?

Đến giai đoạn này đã có một số giáo viên ở các bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đang hưởng lương ở hạng I cũ, nhưng lại không có trình độ thạc sĩ nên phải chuyển “xuống hạng”, nhưng đến thời điểm này ở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ tôi chưa thấy văn bản nào quy định việc chuyển xếp lương khi “xuống hạng” này.

Cũng có nhiều giáo viên thắc mắc, nhưng chưa nhận được câu trả lời từ các cấp có thẩm quyền.

Việc này cũng gây khó cho các địa phương, dẫn đến chậm trễ trong chuyển xếp lương.

Thứ ba, cơ sở khoa học của việc khi chuyển xếp lương hạng II cũ sang hạng II mới ở tiểu học, trung học cơ sở?

Như đã phân tích ở trên gần như việc chuyển xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới chỉ có giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ hạng II cũ sang hạng II mới, đối với giáo viên trẻ là có thể tăng, có giáo viên tăng khá cao so với giáo viên còn lại.

Nhưng người viết lại thấy việc tăng trên lại không có cơ sở khoa học, việc chuyển xếp lương từ 2,67 – 3,99 cùng qua 4,0 là vô lý.

Nhiều giáo viên, có thành tích cống hiến tốt thì chuyển cũng hợp lý, nhưng cũng có nhiều người không có thành tích, không tiêu biểu gì mà khi chuyển xếp hệ số lương mới cao hơn giáo viên công tác gần 20 năm thì vô lý.

Ví dụ một giáo viên hạng II cũ có hệ số lương 3,0 (công tác từ 7 năm) nếu chuyển sang hạng II mới ở bậc 1 có hệ số lương là 4,0 cao hơn so với nhiều giáo viên dạy dạy trên 20 năm. Điều đó gây bức xúc là đúng.

Trong khi đó, một hiệu trưởng (đã tốt nghiệp đại học) đang là giáo viên hạng III có hệ số lương 3,65 thì chuyển sang hạng III mới có hệ số lương 3,66 thấp hơn giáo viên trên.

Việc chuyển xếp lương mà có 1 số đối tượng được tăng, mà tăng lên rất cao, cao hơn cả tổ trưởng hoặc hiệu trưởng đang công tác thì giáo viên bức xúc là đúng.

Thứ tư, giáo viên đủ tiêu chuẩn sao không được chuyển từ hạng III cũ sang hạng II mới?

Một vấn đề nhiều giáo viên bức xúc nhất là chùm Thông tư mới không quan tâm đến giáo viên có bằng đại học 10 năm hưởng lương trung cấp, cao đẳng.

Đây là bức xúc lớn nhất lần này, đã có nhiều giáo viên trong đó có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng có bằng đại học từ 2012 đến nay là 10 năm nhưng chỉ hưởng lương trung cấp, cao đẳng khi chuyển xếp lương mới lại xếp ở bậc thấp nhất (thiệt thời 10 năm), sau đó 9 năm nữa mới có cơ hội lên được hạng II trong khi đó không phải giáo viên không đủ chuẩn hạng II mà chỉ do các địa phương không tổ chức thi/ xét thăng hạng.

Ví dụ một giáo viên dạy ở tiểu học có bằng đại học năm 2012 nhưng hưởng lương trung cấp hiện nay có hệ số lương 3,66 ở bậc 10 khi chuyển sang lương mới sẽ chuyển xếp lương mới sang hạng III mới ở bậc 5 có hệ số lương 3,66, không tăng, phải đợi sau 9 năm nữa mới có cơ hội thi hoặc xét thăng lên hạng II. Quá bất công, bức xúc là đúng.

Tại sao giáo viên đảm bảo, tiêu chuẩn điều kiện thì không ban hành quy định cho chuyển xếp lương từ hạng III cũ sang hạng II mới (cũng giống giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV cũ sang hạng III mới).

Chính việc bất nhất này khiến cho giáo viên bức xúc, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo trao đổi với Bộ Nội vụ tạo ban hành cụ thể việc chuyển xếp hạng thống nhất giáo viên cả nước, trong đó rất mong lãnh đạo 2 Bộ quan tâm đến giáo viên đã có bằng đại học từ 2012 đến nay đảm bảo các tiêu chuẩn các hạng thì được chuyển lên hạng II mới mà không cần phải đợi đến 9 năm sau.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

KIM THU