Học sinh bị đánh bằng roi mây ở Thái Nguyên có thể... tâm thần

01/08/2012 06:00
Thu Hòe
(GDVN) - "Người thầy đó cần đi học lại phương pháp dạy trẻ, đi kiểm tra lại sức khỏe tâm thần của chính mình. Theo quan điểm của tôi, họ không còn xứng đáng và không thể tiếp tục đứng trên bục giảng để dạy dỗ học sinh".
Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài viết và clip về việc thầy giáo của trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở TP. Thái Nguyên “tra tấn” học sinh, BSCK II. Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai đã có những bày tỏ về vấn đề này trên góc độ sức khỏe tâm thần từ việc giáo dục bằng bạo lực.
BSCK II. Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh Thu Hòe)
BSCK II. Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh Thu Hòe)

Dùng roi dạy học sinh là sự vô liêm sỉ
“Theo quan điểm của tôi, dạy học mà dùng bạo lực là chà đạp thậm tệ lên học sinh. Bất cứ ai cũng sẽ bức xúc và lên án hành vi này. Xã hội ngày nay đã không còn có đất để dung nạp cho những tư tưởng đó, những cách thức “ứng xử” thiếu văn hóa, nhân văn đó nữa.
Dạy học trong xã hội hiện đại có rất nhiều phương pháp. Có thể dạy học trực tiếp, gián tiếp, trực tuyến… thế nhưng, thế giới chưa bao giờ thừa nhận phương pháp dạy học bằng roi vọt, chà đạp lên thân thể và tinh thần của học sinh như của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên. Với tư cách là một nhà khoa học, tôi quan niệm, hành vi thầy giáo dạy học bằng roi vọt là sự vô liêm sỉ, không thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh…”, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng mở đầu những chia sẻ của mình. Bác sĩ Dũng khẳng định: “Tôi đã từng đi nhiều nước, tiếp cận với nhiều nền giáo dục tân tiến và tuyệt nhiên chưa bao giờ thấy có những phương pháp dạy học phản cảm, phản giáo dục, phảm khoa học như Trung tâm của ông Phạm Minh Tuấn đang áp dụng. Ở nước ngoài, họ có những trường lớp, những trung tâm giáo dục đặc thù dành riêng cho những học sinh đặc biệt, học giỏi, học kém, học sinh khuyết tật, tàn tật… Xã hội có những sự “nâng đỡ đặc biệt” với những đối tượng học sinh như thế. Học sinh lứa tuổi cấp 2 là những đứa trẻ chưa định vị được bản thân. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với những cá tính khác nhau. Quá trình nhận thức, tiếp thu kiến thức của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Việc dùng roi mây để dạy học là không thể chấp nhận được. Hành vi của những người thầy này cần bị lên án và nghiêm trị…”. Học sinh bị đánh có thể bị rối loạn tâm thần nặng Đứng trên góc độ là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về sức khỏe tâm thần, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh: “Việc dùng roi mây đánh phạt những học sinh bị điểm kém khi trả bài có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý và sức khỏe tâm thần của các em. Học sinh sẽ bị áp lực khiến chúng sợ hãi việc học tập, sợ đến lớp, sợ thầy giáo. Điều quan trọng hơn cả là trẻ sẽ bị ảnh hưởng rối loạn tâm lý tuổi vị thành niên. Đây là vấn đề vô cùng khó nắm bắt và để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ. Nó sẽ có một số biểu hiện như: hoảng loạn trong giấc ngủ, sợ hãi khi đến trường, va chạm với bạn bè có biểu hiện hèn kém… đây là một trong những tác nhân gây rối loạn tâm thần…”. Bác sĩ Dũng nhấn mạnh: “Người thầy đó cần đi học lại phương pháp dạy trẻ của mình, đi kiểm tra lại sức khỏe tâm thần của chính mình. Theo quan điểm của tôi, họ không còn xứng đáng và không thể tiếp tục đứng trên bục giảng để dạy dỗ học sinh". Tôi không hiểu được tại sao những người thầy của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở Thái Nguyên lại áp dụng phương pháp dạy học như thế? Đặt địa vị họ có con cái đi học ở trung tâm này, hàng ngày bị đánh đập như thế, họ sẽ nghĩ gì? Phải chăng họ cũng sẽ đánh đập chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra như đã đánh những đứa trẻ khác? Phải chăng họ cũng vui vẻ để người khác dùng roi mây đánh đập con cái mình? Chắc chắn là không! Tôi cũng lấy làm lạ, tại sao trung tâm này lại được duy trì 5 năm nay? Tại sao lại không có bất cứ một cơ quan chức năng nào lên tiếng chấn chỉnh?”, bác sĩ Dũng bức xúc.
Hành vi " dạy học bằng bạo lực" của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 tiếp tục khiến dư luận phẫn nộ (Ảnh cắt từ clip)
Hành vi " dạy học bằng bạo lực"  của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 tiếp tục khiến dư luận phẫn nộ (Ảnh cắt từ clip)

Đừng ngụy biện gọi đó là "thương cho roi cho vọt"
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, cách giáo dục bằng bạo lực, phạt đánh học sinh bị điểm kém không phải là cách giáo dục nhân văn, mang lại hiệu quả.  Hành vi đánh như tra tấn học sinh của trung tâm và sự tán thành của một số phụ huynh với phương pháp dạy học bằng bạo lực tuyệt đối không phải là “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” như ông cha ta đã đúc kết. Bác Hồ đã nói rằng: “Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người.” Trong xã hội hiện đại, sự dạy dỗ, giáo dục trẻ lại càng quan trọng, giúp trẻ không bị biến đổi bất thường về mặt tâm lý, không ngã vào cám dỗ. Bác sĩ Dũng phân tích: “Những phụ huynh ấy, họ cũng xót xa lắm chứ! Tôi chắc chắn điều đó bởi người làm cha, làm mẹ nào mà không đau, không xót con. Tôi thiết nghĩ, họ chỉ đang cố tình buông xuôi, cố tình chấp nhận. Người làm thầy lại là tác nhân của bạo lực, dạy học sinh biết bạo lực, dùng bạo lực sẽ chỉ đào tạo ra những thế hệ học sinh yếu kém về nhận thức và đạo đức. Hỏi làm sao nạn bạo lực học đường không gia tăng nhanh chóng như thế? Họ đang tiếp tay làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước, làm suy nhược sức khỏe tâm thần của một bộ phận giởi trẻ, khiến cho thế hệ sau bất ổn về sức khỏe tâm thần. Họ góp phần đưa bạo lực đến với tâm hồn trẻ thơ, đưa bạo lực vào học đường, đưa bạo lực vào gia đình, đưa sự lo âu, hoảng loạn đến với trẻ”. Đặt địa vị là một người cha, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng khẳng định: “Tôi sẽ không bao giờ cho con đến học tại trung tâm như thế. Hiện các trung tâm gia sư, bồi dưỡng kiến thức tư nhân mọc lên như nấm. Chúng ta cần có những cách thưc kiểm tra năng lực, tính pháp lí của các trung tâm… và đặc biệt là kiểm định được sức khỏe tâm thần của những giáo viên đứng lớp, bởi lẽ tài phải đi liền với đức”.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

223 trường đã có điểm: ĐH Hoa Sen, hơn 1000 thí sinh chưa đạt 13 điểm

Trường ĐH Kinh tế TP HCM: Điểm chuẩn dự kiến lấy 19 điểm

ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội công bố điểm

ĐH Kiến trúc Hà Nội: 47% khối A dưới điểm sàn năm 2011

Bất ngờ điểm thi Đại học của các hotgirl xinh đẹp

CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên: Thủ khoa đạt 24,75 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Hòe