Ngậm ngùi giáo viên nhận giấy khen nơi..."xó bếp!"

23/02/2016 07:11
Đỗ Quyên
(GDVN) - Giáo viên nỗi lực phấn đấu để đạt giấy khen, giấy công nhận danh hiệu nhưng đổi lại họ lại chẳng được đàng hoàng để bước lên nhận thành tích của mình.

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo Đỗ Quyên. Bài này, Cô nhìn nhận chuyện buồn đến chạnh lòng khi nhận giấy khen, giấy chứng nhận của các thầy cô nỗ lực thi cử đỗ đạt... 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Hiện nay, trong ngành giáo dục chỉ tính riêng các cuộc thi được tổ chức dành cho giáo viên hàng năm không phải là ít. 

Vì thế, các danh hiệu mà giáo viên nhận được cũng rất nhiều nhưng sự vinh danh, ghi nhận của cấp trên với họ thì giống như giáo viên đang “ăn vụng” nơi xó bếp. 

Ngậm ngùi giáo viên nhận giấy khen nơi..."xó bếp!" ảnh 1
Nhiều giáo viên thấy chạnh lòng vì cảm thấy sự cố gắng của mình bị rẻ rúng (Ảnh: Giáo dục và thời đại)

Cha ông ta từng nói: “Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Một miếng giữa làng tuy ít nhưng là miếng danh giá (chủ yếu xét trên phương diện tinh thần) còn hơn “một sàng” nơi xó bếp tuy nhiều nhưng không ai biết đến. 

Danh hiệu danh giá nhất mà giáo viên đạt được phải kể đến danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp thị, cấp huyện hay cấp thành phố” và “Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”. 

Và danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh thậm chí cả kỉ niệm chương do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kí. 

Để đạt được những danh hiệu này, thầy cô đã phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều. Nhưng họ lại chẳng được dự một buổi lễ tổng kết, chẳng được đàng hoàng để bước lên nhận thành tích của mình. 

Rõ ràng, danh hiệu này là sự ghi nhận của cấp trên đối với vai trò đóng góp và sự cố gắng của giáo viên thì đáng lẽ phải có một buổi lễ trang trọng để tôn vinh họ. 

Ngậm ngùi giáo viên nhận giấy khen nơi..."xó bếp!" ảnh 2

Nỗi chạnh lòng của những Nhà giáo dạy giỏi cấp tỉnh

(GDVN) - Lễ vinh danh những Nhà giáo dạy giỏi cấp tỉnh (như trong giấy công nhận đã ghi) còn thua gấp nhiều lần lễ trao danh hiệu cho học sinh ở các trường khác.

Nhưng thực tế, từ cấp huyện đến cấp tỉnh trao danh hiệu cho giáo viên theo kiểu “phát báo”. 

Giấy khen, giấy công nhận từ Sở GD&ĐT gửi về các Phòng GD&ĐT rồi từ đó nhân viên của Phòng GD&ĐT sắp xếp mỗi trường thành một tập và gọi đại diện giáo viên của trường đó lên nhận. 

Khi giấy khen về tới trường, Chủ tịch Công đoàn hoặc Hiệu trưởng sẽ gọi giáo viên lên để đưa chứ không hề có một buổi lễ trao – nhận hay một cuộc họp công bố và trao tặng nào. 

Nhiều giáo viên thấy chạnh lòng vì cảm thấy sự cố gắng của mình bị rẻ rúng bởi một số Nhà trường trao khen thưởng theo kiểu: “Ê! Giấy khen của mày nè” hay những lời nhắn: “Em nhắn cô X., thầy Y. lên lấy giấy khen, giấy công nhận về nhé”.

Nhiều người băn khoăn rằng, tại sao công nhận nỗ lực của giáo viên mà cấp trên lại hờ hững như thế?

Hàng năm, ngành giáo dục tổ chức không biết bao nhiêu hội thi, xét không biết bao danh hiệu. Ngoài những danh hiệu đã nêu ở trên thì còn có giấy khen, giấy công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi, Công đoàn viên xuất sắc, Giáo viên giỏi việc nước đảm việc nhà...

Chỉ tính riêng một Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện cũng có ngót nghét gần trăm người đỗ. Mà mỗi năm học có vài Hội thi như thế ở các cấp học. Chưa kể đến danh hiệu Chiến sĩ thi. 

Ngậm ngùi giáo viên nhận giấy khen nơi..."xó bếp!" ảnh 3

Tại sao giáo viên không thiết tha với phong trào thi giáo viên giỏi?

Mới chỉ tính sơ qua, mỗi năm có hàng ngàn tờ giấy khen, giấy công nhận được trao đi như thế.

Thời gian đâu mà phát cho hết nên chuyện cấp trên gửi về cấp dưới rồi gọi lên nhận là điều dễ hiểu. 

Tuy nhiên, tổ chức nhiều hội thi, có nhiều danh hiệu sẽ làm vinh danh cả nhà trường nên nếu sự động viên, khuyến khích hay việc ghi nhận những đóng góp, cống hiến của giáo viên bị coi nhẹ như hiện nay thì đã xứng đáng chưa?

Đỗ Quyên