Nguy cơ đóng cửa nhiều ngành Nông nghiệp

18/08/2011 00:02
(GDVN) - Nhiều ngành nông nghiệp tại các trường đại học Dân lập đang đứng trước nguy cơ đóng cửa do không có sinh viên theo học.

(GDVN) – Tương quan so với các năm trước không tuyển được sinh viên, nhiều ngành của các trường đại học Dân lập (DL) năm nay đứng trước nguy cơ tạm ngừng hoạt động.

{iarelatednews articleid='10681,10676,10575,10563'}

Chia sẻ với phóng viên Báo Giáo giục Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng đào tạo trường đại học DL Lương Thế Vinh (TP Nam Định) cho biết, so với những năm trước các ngành “Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ thực vật và Thú y” thường xuyên không có sinh viên học.

jhlhj
Nhiều học sinh không mặn mà với ngành học nông nghiệp. Ảnh minh họa Xuân Trung

“Nếu năm nay không tuyển được, chúng tôi đang xem xét để tạm ngừng hoạt động các ngành này” ông Kiều chia sẻ. Theo ông Kiều, do trường không tổ chức thi nên hy vọng lớn ở NV2, NV3 và không chủ động được nguồn tuyển. Và phải tới ngày 25/8 mới bắt đầu nhận hồ sơ NV2, nên hiện tại chỉ tiêu các ngành “nông nghiệp” của trường chưa thể nói trước điều gì.

Ông Kiều cho biết, trường đại học DL Lương Thế Vinh có sứ mệnh và nhiệm vụ đào tạo các ngành nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, ngay cả những năm trước số lượng sinh viên đăng kí vào học các ngành này không quá 20 người, có ngành chỉ tuyển được 5-7 sinh viên. Ban giám  hiệu đành phải động viên các em sang ngành khác học cho đủ chỉ tiêu.

“Ít sinh viên quá đối với trường DL không thể đủ kinh phí để đào tạo được. Chúng tôi đã đi vận động ở các tỉnh để quảng bá các ngành học này, nhưng tâm lí học sinh muốn thoát li nông thôn không ai muốn học nữa. Hơn nữa, đầu ra cho ngành học này theo nhiều người cho rằng, khó có cơ quan nào muốn nhận” ông Kiều ngậm ngùi.

Cũng rơi vào tình cảnh như trường đại học Lương Thế Vinh, trường đại học Quang Trung (TP. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định) trong hai năm lại đây không tuyển được sinh viên các ngành Công nghệ thông tin (CNTT) và Kinh tế Nông nghiệp (KTNN) và Kinh tế Quản lí môi trường (KTQLMT). Ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, năm trước ngành KTNN chỉ tuyển được vài sinh viên, trong khi các ngành CNTT và KTQLMT rất khó tuyển sinh.

Suy tính đầu ra để quyết định theo học khiến nhiều ngành không tuyển được sinh viên. Anhrn minh họa Xuân Trung
Suy tính đầu ra để quyết định theo học khiến nhiều ngành không tuyển được sinh viên. Anhrn minh họa Xuân Trung

Theo lí giải của ông Dung, ngành KTNN và KTQLMT có thi khối B, trong khi đó khối B rất ít thí sinh thi, mà điểm lại thấp nên ít sinh viên đậu mặc dù điểm chuẩn chỉ bằng mức điểm sàn của Bộ. Theo ông Dung, lí do nữa khiến trường đại học Quang Trung không tuyển được sinh viên do ở gần với trường đại học Quy Nhơn, hầu hết chỉ tiêu và nguyện vọng, trường đại học Quy Nhơn “hớt tay trên”, sau đó mới tới trường đại học Quang Trung.

“Đối với các ngành ít sinh viên theo học, nhà trường cũng đã đầu tư tổ chức những chuyến đi về các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, các tỉnh Tây Nguyên để quảng cáo. Cũng nói cho học sinh rõ về ngành học. Tuy nhiên, nhiều em vẫn cứ nghĩ học các ngành nông nghiệp sau này sẽ lại về quê cày ruộng, trong khi đó các ngành này nhà nước ta đang rất cần” ông Dung cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Dung nói rằng, nếu năm nay các ngành này không có sinh viên tới học nữa, nhà trường sẽ tạm ngừng hoạt động để đầu tư cho các ngành học khác. Mặc dù “cánh cửa” luôn rộng mở cho thí sinh nộp nguyện vọng vào những ngành này như tất cả mức điểm sàn NV2, NV3 đều bằng điểm sàn của Bộ, nhưng cũng khó có thể thu hút sinh viên do tâm lí sau này không có việc làm.

Một điều khiến các trường DL hằng năm ít có sinh viên theo học là vấn đề e ngại chất lượng đào tạo của trường do mới thành lập hoặc được nâng bậc lên đại học. Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng phòng đào tạo trường đại học Đông Á cho biết, “Trường và chất lượng, dụng cụ đào tạo thì tốt nhưng phải mất 5-7 năm nữa khi khóa đầu tiên ra trường làm việc thì người ta mới thấy được chất lượng đào tạo như thế nào. Nếu tốt họ mới cho con em vào trường mình” ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trường đại học Đông Á được thành lập cách đây 10 năm, lúc đầu chỉ là Trung cấp, sau nâng lên cao đẳng, bậc đại học mới lên được 3 năm nay, chưa có khóa nào ra trường. Chính tâm lí phụ huynh “sợ” cho con mình vào học khi chưa được nhìn thấy “sản phẩm” ra lò tốt hay xấu. Những ngành khó tuyển là các ngành Kĩ thuật của trường, chỉ tiêu mỗi năm không phải nhiều nhưng chưa năm nào hoàn thành.

Xuân Trung