Những thí sinh nào được cộng điểm thi tốt nghiệp THPT?

08/05/2012 12:06
Kim Ngân (Tổng hợp)
(GDVN) - 3 đối tượng được cộng điểm thi tốt nghiệp THPT; Bộ GD & ĐT công bố chương trình hành động tới năm 2016.
Rút ngắn khoảng cách chất lượng để hạn chế chạy trường Theo Tuổi trẻ, Bộ GD-ĐT vừa có đề nghị UBND các tỉnh, thành phối hợp chặt chẽ với các sở GD-ĐT chủ động có những biện pháp kiên quyết nhằm ngăn ngừa tiêu cực xảy ra như quá tải cục bộ, chạy trường, chạy lớp... Ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết: Tình trạng quá tải cục bộ, tình trạng chạy trường, chạy lớp diễn ra ở các thành phố lớn xuất phát từ thực tế chất lượng giáo dục giữa các trường trên cùng một địa bàn, đặc biệt là giữa trường công và tư, còn có khoảng cách xa... Bởi vậy, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo hàng loạt giải pháp như phân bố mạng lưới trường lớp hợp lý, nâng chất lượng giáo dục để xóa dần khoảng cách giữa các trường trong cùng cấp học, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cho cha mẹ học sinh.Cộng điểm thi tốt nghiệp THPT cho 3 đối tượng Theo Dân Việt, ngày 7.5, Bộ GDĐT thông tin có 3 trường hợp sẽ được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
Cộng tối đa 2 điểm cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh trở lên ở cấp THPT (ảnh minh họa internet).
Cộng tối đa 2 điểm cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh trở lên ở cấp THPT (ảnh minh họa internet).
Cụ thể, cộng tối đa 2 điểm cho thí sinh có giấy chứng nhận nghề thuộc diện quản lý của ngành GDĐT trong thời gian học THPT; cộng 1 điểm cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học trình độ A trở lên được cấp theo quy định của Bộ GDĐT. Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm thì chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4. Điểm khuyến khích được cộng vào điểm bài thi để công nhận tốt nghiệp.Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động tới năm 2016 Báo Hà Nội Mới đưa tin, ngày 7-5, Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 - 2016, với mục tiêu chung của giai đoạn này là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Các mục tiêu cụ thể cần đạt vào năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%, phấn đấu có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày, 90% số người trong độ tuổi được học THCS, nâng số sinh viên trên một vạn dân lên mức 300; phát triển giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%… Về đổi mới chương trình giáo dục ĐH sẽ thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu xã hội, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc xây dựng chương trình. Đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các ĐH có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở Việt Nam; thực hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng đồng. .

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chuyện "không bình thường" ở các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông

Choáng với Clip sinh viên bị xe buýt đâm

Những cô gái "nóng bỏng" trong đêm chung kết Miss Travel 2012

Hiệu trưởng mầm non bị "tố" khai man tuổi nói gì?

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (P3)

Tổng thống Mỹ - John Adams từng mơ ước... “trở thành nông dân”

Kim Ngân (Tổng hợp)