Phó TT Nguyễn Thiện Nhân: Phải coi dạy học như làm dịch vụ!

31/10/2011 07:28
Xuân Trung
(GDVN) - Dạy học cũng như làm dịch vụ. Nhà trường là đơn vị sư phạm, phải tự đánh giá và đổi mới. SV sẽ tham gia đánh giá chất lượng dạy của thầy cô.
Sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị 269/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010-2012, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo cần làm rõ cho xã hội biết, yếu tố nào của chất lượng GDĐH (giáo dục đại học) đã làm được và chưa làm được. Sinh viên có đủ khả năng đánh giá thầy cô
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, dạy học cũng như làm dịch vụ, phải tự đánh giá và đổi mới. Ảnh Xuân Trung
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, dạy học cũng như làm dịch vụ, phải tự đánh giá và đổi mới. Ảnh Xuân Trung
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải coi việc đổi mới quản lí GDĐH gồm quản lí nhà nước về GDĐH và quản lí các cơ sở giáo dục đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện trong hệ thống GDĐH của chúng ta. Trong công tác đổi mới quản lí giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đúng với tình hình thực tế của nền giáo dục: “Chúng ta phải xác định đổi mới quản lí GDĐH dựa trên nguyên tắc nền tản gì, liệu có phải trên nguyên tắc cơ chế thị trường? Tôi cho rằng không phải, các trường đại học, cao đẳng không phải là một doanh nghiệp, phương thức tồn tại để phát triển của các trường không phải là cạnh tranh theo kiểu doanh nghiệp”. Phó thủ tướng nói: “ Đổi mới hoạt động GDĐH là phải đối mới hoạt động sư phạm trong nhà trường (trường phải là một nơi có môi trường sư phạm thể hiện trên nguyên tắc trung thực, kỉ cương, khách quan, công bằng, và sáng tạo)”. Theo Phó thủ tướng, dạy học cũng giống như làm dịch vụ, phải tự đánh giá và đổi mới, nhà trường là một đơn vị sư phạm, người thầy là tấm gương đạo đức của tinh thần tự học và sáng tạo. Phó thủ tướng dẫn chứng: “Thực tế chứng minh rằng sinh viên có đủ phẩm chất, có đủ thông tin để đánh giá thầy giáo. Đây là yếu tố động lực để thầy giáo không ngừng vươn lên. Trong mỗi môn học, sinh viên tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của mỗi thầy cô giáo, đây là một nguyên tắc quản lí".
Phó thủ tướng yêu cầu xử lí nghiêm các trường được thành lập từ 10 trở lại đây, sau 3 năm không đáp ứng đủ chỉ tiêu. Ảnh Xuân Trung
Phó thủ tướng yêu cầu xử lí nghiêm các trường được thành lập từ 10 trở lại đây, sau 3 năm không đáp ứng đủ chỉ tiêu. Ảnh Xuân Trung
Xử lí nghiêm các trường 3 năm không đáp ứng đủ chỉ tiêu Phó thủ tướng cũng cho biết, đổi mới giáo dục phải đánh giá được trách nhiệm của người đứng đầu. Phải công khai hóa về hoạt động chất lượng, thực hiện đúng yêu cầu đó chính là làm được nhiệm vụ xã hội giám sát. Muốn quản lí tốt các trường đại học như một tổ chức xã hội phải có quy chế tự chủ, nhưng để có tự chủ cơ quan quản lí phải ban hành những chuẩn mực cho các cơ quan hoạt động và tuân thủ chuẩn mực để cơ quan đó phải được tự chủ. VD: Quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, giáo trình, tài chính, tuyển dụng… “Tôi nghĩ, năm tới Bộ Giáo dục cũng cần phải làm rõ về tự chủ trong tuyển sinh là như thế nào? Nếu trường công lập gắn với chỉ tiêu tuyển sinh thì ngân sách nhà nước hỗ trợ, mặt khác nhu cầu xã hội có quy hoạch đào tạo quốc gia. Nếu không bám vào quy hoạch nguồn nhân lực mà tự chủ vượt quá dự báo thì thế nào ra trường cũng không có việc làm. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu phải được cụ thể hóa và xem xét lại” Phó thủ tướng lưu ý. Nói về hội đồng trường trong Dự thảo Luật GDĐH sắp tới, Phó thủ tướng cho rằng, về tên gọi không có gì thay đổi. Nhưng dự kiến, người đứng đầu hội đồng trường chính là hiệu trưởng, hội đồng trường (đại diện cho giáo viên, sinh viên, một số cơ quan khác trong trường). Hàng năm, hiệu trưởng phải báo cáo kết quả hoạt động của trường với hội đồng trường, hội đồng trường có quyền phán xét hiệu trưởng đó có hoàn thành nhiệm vụ hay không. Đây là cơ chế giám sát bên trong nhà trường, đi kèm với quyền tự chủ, điều đó là cơ chế giúp trường phát triển. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng bày tỏ, hiện có hai cách làm trong tuyển sinh; Sinh viên hệ vừa học vừa làm, chiếm khoảng 50% tổng số sinh viên, xưa nay vẫn giao cho các cơ sở tự tổ chức tuyển sinh, tự ra đề, tự chấm, trong khi đó hệ chính quy làm theo “ba chung”, có điểm sàn. Làm thế nào trong thời gian tới để hai cách thi này không quá xa nhau về chất lượng đầu vào. Thực hiện mục tiêu năm học 2011-2012, Phó thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần nghiêm khắc kiểm tra những trường không thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường, xử lí nghiêm các trường được thành lập từ 10 trở lại đây, sau 3 năm không đáp ứng đủ chỉ tiêu.
Số trường nâng cấp từ cao đẳng lên đại học ngày một nhiều

Theo thống kê, từ năm 2006 có 18 trường đại học được thành lập, trong đó thành lập mới là 6 trường, còn lại là nâng cấp. Năm 2007 có 21 trường, trong đó có 10 trường thành lập mới. Năm 2008 có 10 trường được thành lập, trong đó thành lập mới là 8. Năm 2009 có 9 trường được thành lập, thành lập mới là 5. Năm 2010, có 12 trường thành lập, 4 trường thành lập mới. Năm 2011 có 14 trường được thành lập, trong đó thành lập mới là 1. Như vậy, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến nay, tổng có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Trong số những trường mới thành lập, những trường được nâng cấp từ CĐ lên ĐH chiếm tỉ lệ còn cao, trường mới hoàn toàn là (Từ năm 2006, thống kế chung có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%).
Xuân Trung