Sĩ tử đi thi, người nhà bị “chặt chém” trước cổng ĐH Văn hóa

09/07/2012 16:39
Hồ Sỹ Anh
(GDVN) - Bác Hạnh (quê ở Thái Nguyên): “Vì sợ con gái thi xong khát nước nên tôi mua một chai nước Lavie 0,5l, chủ quá hét giá 20 nghìn khiến tôi quá sốc”.
Những ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh đợt 2 này, trước cổng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, những quán nước hưu quạnh bỗng huyên náo, số lượng ghế chiếm dụng lòng đường cũng lớn hơn.
Sau khi các thí sinh vào phòng thi, lượng khách ùn ùn đổ vào các quán nước, chủ yếu là các bậc phụ huynh đưa con em đi thi. Trong tiết trời oi bức, ai cũng mong tìm được một chỗ nghỉ chân, nhưng vào rồi ai ra cũng méo mặt vì cái giá phải trả quá "chát".
Anh Trường (quê ở Hòa Bình) đưa em đi thi chia sẻ: “Lúc sáng mình uống một chai nước cam 200ml với giá 20 nghìn, mình cảm thấy đắt quá nên chiều nay dù khát nước lắm nhưng mình cũng không dám vào”.
Bác Hạnh (quê ở Thái Nguyên): “Vì sợ con gái thi xong khát nước nên tôi mua một chai nước Lavie 0,5l, chủ quá hét giá 20 nghìn khiến tôi quá sốc”.
Những ngày này, các sĩ tử và người nhà đã phải lặn lội từ các miền quê xa xôi để dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, với muôn vàn chi phí phải lo. Và giờ còn bị “chặt chém” vì một cốc nuớc, quả là một điều không đáng xảy ra. Chị Lan (Hưng Yên) đưa cháu đi thi chia sẻ: “Hai gì cháu vào uống hai cốc trà đá sau đó tôi mua thêm cho cháu một chai nước cam, cứ tuởng cùng lắm là 15 nghìn, vì đó là giá thị trường, nhưng tôi đưa 50 nghìn thì được trả lại 20 nghìn, sáng mai chắc tôi phải kiếm cái chai sạch đóng nước ở nhà mang đi”.

Tại quán nước trước cổng ĐH Văn hóa, một chai nước Lavie 0,5l được hét 20 nghìn đồng
Tại quán nước trước cổng ĐH Văn hóa, một chai nước Lavie 0,5l được hét 20 nghìn đồng

XEM ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI D 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B 2012 - ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN KHỐI C 2012


Không chỉ quán nước, mà quán cơm, phở cũng được dịp đội giá lên gấp đôi, các phụ huynh đưa con đi thi đa phần đến từ tỉnh lẻ và rất khó khăn về tiền bạc nên có người thậm chí phải ăn bánh mì để tiết kiệm. Chị Trần Thị Bé đưa con gái từ Ninh Bình lên Trường ĐH KHXH & NV thi là một trong những trường hợp như vậy. Chị bé kể: "Nói thật là nhà tôi rất khó khăn, biết là đưa cháu đi thi thế này thì không thể tiếc tiền, nhưng ăn xuất cơm tới gần năm chục bạc mà chẳng ra gì cả, nghĩ cũng sót, thế là tôi mua bánh mì với mì tôm ăn cho đỡ tốn, qua được hai ngày rồi lại về, chẳng lo".

Việc các chủ quán đua nhau “chặt chém” sĩ tử và người nhà diễn ra mỗi mùa thi Đại học đã không còn là chuyện lạ đối với nhiều người. Như vậy có thể thấy rõ rằng, ở Hà Nội, văn hóa phục vụ theo kiểu “chặt chém” đã lưu danh thành tiếng xấu. 
Hồ Sỹ Anh