Tìm hiểu sách để dạy con, phụ huynh thắc mắc về Khoa học tự nhiên 6 bộ Kết nối

25/07/2021 06:50
TMH
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Chúng tôi có một số thắc mắc về lĩnh vực Hoá học trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống như sau.

Trong thời gian giãn cách xã hội, lên địa chỉ sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đọc sách để biết mà chỉ cho con, chúng tôi có một số thắc mắc về lĩnh vực Hoá học trong sách Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống như sau:

1. Theo quan điểm số 4: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.” trong việc xây dựng chương trình thì chúng tôi thấy, cuốn sách Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống:

a. Không có sự kết nối kiến thức của chương trình cũ và mới, cũng cùng là đơn vị “lít” nhưng cách ghi ký hiệu lại khác nhau. Sách toán lớp 4 chương trình cũ ghi là “l”; Sách khoa học tự nhiên thì ghi là “L”.

Sách Khoa học tự nhiên của nhóm trong phần IV của bài 5 thì lại khác:

b. Không có sự kết nối giữa những tác giả ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở trong cùng 1 hệ thống với tên là "Kết nối tri thức với cuộc sống".

Ở cấp Tiểu học, trong cuốn sách Toán lớp 2 – tập 1 bài 16

Ở cấp Trung học cơ sở, trong môn Khoa học tự nhiên 6 – bài 5 , mục IV thì:

Phụ huynh thắc mắc: chẳng lẽ chương trình mới “LÍT" được ghi tắt là “L” thì gọi là đổi mới ư? Cuộc sống xưa giờ, chữ “lít “ được ghi tắt là “l”; đó là một thói quen xấu cần bỏ ư? Bản thân có hai cháu, một cháu học lớp 2, một cháu học lớp 6 mà khi dạy cháu lớp 6 ghi “L”, lớp 2 ghi “l”, ôi, giáo dục, sao nó rối thế??

2. Trong bài 8:

- Cách đặt tay như thế là không an toàn, vì sao ư? Nếu như cốc nước ấm lỡ giáo viên/ học sinh pha hơi nóng thì khi đặt tay thế có thể có bạn chịu nóng không được, sợ, ngón tay co vào, sẽ chụp lấy ly nước, nước có thể đổ vào người. Thường thì nên ngửa lòng bàn tay lên trên, đưa mặt dưới của ngón tay tiếp xúc với nước, nếu nước nóng quá thì học sinh sẽ co tay lại, kéo tay lên và rất an toàn.

3. Trong bài 13, trang 47:

a. Ở đây có sự mâu thuẫn về chữ ACID/ AXIT , trong câu hỏi "b. Khi nhỏ acid..?” và chữ chú thích tiếng Việt cho tiếng Anh “hydrochloric acid” là “ axit clohiđric”. Vậy học sinh sẽ chọn chữ nào cho đúng? Nếu học sinh chọn chữ “acid” thì chữ “axit” là sai ư?

b. Nếu theo “TCVN 5530:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố” thì chọn chữ “acid” minh họa chữ “axit clohiđric” là chưa đúng?

c. Nếu chúng ta ghi là hydrochloric acid thì đó là từ bên tiếng Anh của môn Hóa học, nó khác cấu trúc tiếng Việt của ta sẽ ghi là acid hydrochloric. Trong một văn bản tiếng Việt tồn tại đồng thời tiếng Anh và tiếng Việt, ngôn ngữ tiếng Việt nghèo thế ư?

4. Trong bài 16, trang 58:

Trong phần “Chuẩn bị” và cách “Tiến hành“ chúng ta nên ghi rõ, để học sinh có thể tự làm:

Hóa chất: nước, muối ăn, đá vôi (dạng bột), đường

Dụng cụ, thiết bị: muỗng/(thìa) thủy tinh lấy hóa chất, giấy học sinh (cắt ra 3 hình chữ nhật với kích thước là 3_15 cm) , giá đỡ ống nghiệm, ống nghiệm, ống đong nhỏ.

Tiến hành:

Bước 1: lấy giá ống nghiệm, và để vào đó 3 ống nghiệm khô, sạch.

Bước 2: lấy 3 thanh giấy hình chữ nhật trên xếp thành dạng máng trượt cho vào ống nghiệm.

Bước 3: lấy muỗng thủy tinh lấy hóa chất lần lượt là: muối, đá vôi (bột) và đường cho vào các máng trượt trên. Nhớ hướng miệng ống nghiệm về nơi không có người và có quạt, sau khi lấy xong hướng thẳng đứng ống nghiệm, lấy máng trượt ra.

Bước 4: dùng ống đong thích hợp lấy vào mỗi ống nghiệm 5ml nước.

Bước 5: lắc nhẹ ống nghiệm khoảng 1-2 phút, để yên rồi quan sát.

Trên đây là một số ý mà chúng tôi thắc mắc, rất mong các nhà biên soạn sách, cũng như các giáo viên dạy Hóa học góp ý để con em chúng ta có những điều hay từ sách!

Tài liệu tham khảo:

1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018http://vinhlong.edu.vn/tin-tuc2/van-phong/quan-diem-xay-dung-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018.html

2. Sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên https://hanhtrangso.nxbgd.vn/sach-dien-tu?book_active=0&classes=1

3. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/quyet-dinh-2950-qd-bkhcn-cong-bo-tieu-chuan-quoc-gia-119040.aspx?v=d

4. https://vanbanphapluat.co/tcvn-5530-2010-thuat-ngu-hoa-hoc-danh-phap-cac-nguyen-to-hop-chat-hoa-hoc5. https://vanbanphapluat.co/tcvn-5529-2010-thuat-ngu-hoa-hoc-nguyen-tac-co-ban

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

TMH