Viết cho ngày 5/9: Chủ nghĩa tư bản học thuật – giám sát và những ác quỷ

05/09/2019 13:41
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Xin hãy đừng là ác quỷ, bởi việc cướp đi cơ hội sống và học tập có chất lượng; việc xâm phạm trí não và tìm kiếm những cách thức điều khiển trí não, tâm trạng.

Ngày khai giảng là ngày đáng nhớ với tất cả mọi người, bởi ai cũng đã từng là con trẻ, cũng đã từng có tuổi thơ và cũng đã từng có lần tới lớp. 

Trách nhiệm của một người mẹ, một người đã từng đi học và bỏ dở niềm đam mê học của mình, với con mình và với hàng trăm triệu những con trẻ khác đi học, tôi muốn viết vài dòng để nói đến một nghĩa vụ của một con người với thế hệ sau: Xin chúng ta đừng làm ác quỷ!

Tiệm sách Harvard vừa giới thiệu lại cuốn “Chủ Nghĩa Tư Bản Học thuật và Nền Kinh tế Mới” của S.Slaughter, nói về mối quan hệ giữa giáo dục đại học và chính trị.

Từ chủ nghĩa tư bản học thuật (Academic Capitalism), buồn thay, được nhắc đến đầy đủ và trần trụi với nền kinh tế mới – chủ nghĩa tư bản giám sát (Surveillance Capitalism), cũng được một giáo sư Harvard, S. Zuboff, viết với đầy đủ phân tích vì sao chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến đấu vì nhân loại, khi họ - tư bản giám sát qua internet và công nghệ đã và đang tiến hành “số hóa”, “tự động” hóa con người, dù đó là từ những đứa trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học.

Cuốn sách của S. Zuboff về Chủ nghĩa Tư bản Giám sát (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn sách của S. Zuboff về Chủ nghĩa Tư bản Giám sát (Ảnh: tác giả cung cấp).

Facebook, Google, là những ví dụ điển hình trong những phân tích đó, mà tóm tắt cuốn sách về tội ác thế kỷ 21 này của Mỹ và 10 quốc gia đang chạy đua về AI, máy học và học sâu, đứng đầu bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và những đồng minh, được một tờ báo tóm tắt thế này:

“Bắt đầu với mục tiêu tổ chức tri thức nhân loại, Google đã kết thúc công việc của họ bằng việc kiểm soát tất cả những ai tiếp cận với tri thức nhân loại; chúng ta tra cứu và hóa ra, chúng ta – con người lại là hệ quả của những kết quả tra cứu đó. 

Thiết lập những hệ thống để kết nối con người với nhau, nhưng Facebook đã tìm thấy dữ liệu sở hữu của những gì là bí mật nhất trong mỗi cá nhân con người. 

Và trong tất cả những tra cứu mang tính thương mại hóa cao độ nằm ngoài những mục tiêu ban đầu của họ, những tập đoàn này ý thức rõ được việc họ đã và đang bước vào một thời đại có những “tài sản nhân loại” mới: “kiểm soát nhân loại qua hành xử/cảm xúc thái quá” (từ tiếng Anh nguyên bản là “behavioural surplus”).

Theo đó, tất cả những thông tin về từng suy nghĩ, từng từ và từng mong muốn của chúng ta, đã và đang được “thương mại” hóa cho mục tiêu “lợi nhuận lớn” trong những thị trường mới dựa trên những dự báo về từng nhu cầu của chính chúng ta, hoặc họ sẽ tự “sản xuất” ra những nhu cầu mới đó cho chúng ta”[1]

Google, xin đừng làm Ác Quỷ (Ảnh: futurism.com).
Google, xin đừng làm Ác Quỷ (Ảnh: futurism.com).

Những lời kêu gọi về học tập chuyên ngành STEM, những quỹ đầu tư từ chính phủ Mỹ và các quỹ nghiên cứu phát triển khoa học quốc gia, của tư nhân và của công chúng, vào khoa học kỹ thuật, sau hơn 30 năm tư nhân hóa, hóa ra, đang đi vào một quá trình “tiến hóa” lùi về công nghệ với nhân loại. [2]

Khi con người được “số hóa”, “tự động hóa”, được kết nối trí não để làm việc với máy học, dạy cho chúng cách tư duy và hành xử như một con người, rồi sau đó, chúng được “sản xuất” lại để bán cho toàn thế giới học tập, dưới những sự chia nhỏ lẻ về tri thức, về sự thật mà đâu đó S. Zuboff nói đến một thế giới “chia rẽ về giáo dục/học tập” (division of learning in societies), khi học tập, khi sự thật là tài sản “riêng biệt và đặc quyền” của một vài thiểu số - rất ít những tập đoàn đa quốc gia, sau khi họ đi thu thập và lưu trữ dữ liệu và tri thức nhân loại [1].

Tôi không phải là người phản đối công nghệ, đặc biệt là công nghệ hữu ích giúp cho con người và xã hội sống tiến bộ và văn minh. 

Nhưng, khi đối diện với những “trò chơi” thử nghiệm tâm lý về công nghệ, đặc biệt trong giáo dục online, với chất lượng thấp và đáng ngờ về thành tựu cho con trẻ [3], dù đó là cấp phổ thông hay đại học, tôi buộc phải lên tiếng:

Xin hãy đừng là ác quỷ, bởi việc cướp đi cơ hội sống và học tập có chất lượng; việc xâm phạm trí não và tìm kiếm những cách thức điều khiển trí não, tâm trạng, cảm xúc của kẻ khác; việc biến chuyện vui thú học tập trở thành nỗi khủng hoảng về tâm lý suốt đời với những đứa trẻ, mà khi chúng học online, đó lại là việc “điều khiển việc học sinh đọc, học gì, tư duy như thế nào lại do algorithms quyết định. Đó không phải là giáo dục, đó là tiêu thụ các tài liệu giáo dục”. [4]

Những gì là đẹp đẽ và tử tế giữa giáo viên và học sinh, nguồn cảm hứng để tạo dựng nên những nhân cách cho học sinh học suốt đời, họ không muốn đầu tư, họ không muốn phát triển.

Họ muốn phát triển thị trường toàn cầu, với giá trị chất lượng học thấp và đâu đó, con đường lựa chọn học tập online cho dân nghèo, một mặt giải quyết vấn nạn họ đề ra “tất cả có cơ hội học với chất lượng”.

Mặt khác, hãy để chính Derek Bok – cựu Chủ tịch Harvard bình luận về việc “Có rất ít tiến bộ” trong những mô hình học kiểu này, nhất là khi chúng được thương mại hóa cao độ [5].

Chuyện ít biết bên trong lớp học Harvard Global Leadership
Chuyện ít biết bên trong lớp học Harvard Global Leadership

Tư bản học thuật ư? Nếu nói đến tư bản học thuật, đâu có ý nghĩa gì với học thuyết về Giá trị Cộng đồng Tốt (Public Good), hay nền tảng của xã hội dân chủ - nhân quyền - bình đẳng cho tất cả?

Tư bản giám sát ư? Đó là quái thai của thời đại mà mọi suy nghĩ, mọi hành vi, mọi hoạt động cá nhân và riêng tư nhất đều được lột trần trong thế giới nối mạng đang giám sát chúng ta hàng giây và ai cũng có thể “đọc” kẻ khác, mà không hề có ý thức rằng “gã ăn cắp trên internet không hề nghĩ rằng nó đã ăn cắp, bởi nó luôn tự cho rằng, bản gốc của giá trị tri thức vẫn đang thuộc về chủ sở hữu”. [6]

Ăn cắp trên mạng dưới hình thức của “Những con người, Những công việc Ma” [7], cung cấp cho những kẻ đi buôn toàn cầu theo mô hình diễn vai “Hồn Trương ba, da Hàng thịt”, chúng ta đang nói đến một thế giới nào cho tương lai?  

Khi những kẻ ác quỷ có thể nhân danh giáo dục và kết nối toàn cầu, chà đạp lên tất cả, dù đấy là cuộc đời của hàng trăm triệu đứa trẻ với tuổi mới bước đến trường?

Điều gì có thể làm chúng – những kẻ Ác Quỷ đó dừng lại tội ác “Được làm tại Mỹ” [2]?

Tiếc thay, Zuboff và Harvard lại không hề nói đến trong những cuốn sách viết về chủ nghĩa tư bản học thuật và giám sát của mình. 

Một thách thức, một ngạo mạn về tội ác của nước Mỹ và những kẻ ăn theo Mỹ cho thế giới thời đại mới này. 

Chúng ta sẽ đối mặt với tội ác này, để ngăn chặn những gì có thể xảy ra với con trẻ và tương lai thế giới ra sao?  

Hãy nghĩ đến, nếu hôm nay, tất cả những gì của bạn đã là “của họ”, từ những gì là bí mật nhất, tư duy sâu kín nhất, cảm xúc cá nhân nhất nhưng “của họ” lại không vì lợi ích của bạn mà bạn chỉ là diễn vai cho những gì họ cần để kiếm chác. Và “Bạn” ở đây là 7,5 tỷ người dân trên thế giới này.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.theguardian.com/books/2019/feb/02/age-of-surveillance-capitalism-shoshana-zuboff-review

[2] The Internet is NOT the answer, A. Keen;

[3] NEPC, Report on Charter Schools, 2017; Credo, Report on Choice and Voucher Schools, 2017; RAND, Evaluation of Gates’ Foundation Project “Effectiveness of Helping Teachers”, 2017;

[4] EdSurge, Education is the problem of privileges; [2];

[5] Universities in the marketplaces: Commercialization of Higher Education, D. Bok;

[6] The death of distance: How internet communication changes our life and our lives, https://hbswk.hbs.edu/archive/the-death-of-distance-how-the-communications-revolution-is-changing-our-lives-distance-isn-t-what-it-used-to-be

[7] Ghost Work – How to stop Silicon Valley from building a new global underclass, M. Gray & S. Suri;

Nguyễn Thị Lan Hương