LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết thứ ba trong loạt bài viết của Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh về nhận thức giáo dục khai phóng tại Hoa Kỳ.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến các tiêu chí trường đại học khai phóng và việc phát triển mô hình này.
Toà soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả.
Bài báo đăng trên tờ Giáo dục khai phóng năm 2012 cho thấy rằng chương trình đào tạo của các trường đại học khai phóng đã thay đổi đáng kể.
"Mặc dù nhiều đại học khai phóng gắn bó với bản sắc lịch sử trong tuyên bố sứ mệnh và quảng cáo tuyển sinh của họ, những phát hiện của chúng tôi đã khẳng định sự tiếp tục trôi dạt của mô hình giáo dục đại học khai phóng".
Nghiên cứu này là phản hồi của một bài báo năm 1990 gọi là "Chúng tôi đang đánh mất các trường đại học khai phóng của chúng ta?"
Bởi nhà giáo dục và nhà kinh tế học David Breneman, người đã tuyên bố rằng chỉ có 212 cơ sở đào tạo đạt được các tiêu chuẩn của mình để được xác định là trường đại học khai phóng:
Các cơ sở đào tạo có đa số sinh viên học chuyên ngành nghệ thuật truyền thống và lĩnh vực khoa học, và không có các chương trình học sau đại học.
Đến năm 2012, nghiên cứu cho thấy con số đó đã giảm xuống còn 130.
Giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ được áp dụng tại Đông Á như thế nào? |
Vicki L. Baker, giáo sư kinh tế và quản lý của trường đại học Albion, Michigan, đồng tác giả của nghiên cứu năm 2012, nói rằng:
Nhiều trường đại học này không còn đáp ứng các tiêu chí của Breneman vì họ bắt đầu cung cấp "các chương trình đào tạo sau đại học, chương trình giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp".
Tuy nhiên, cô nhận thấy sự thay đổi này không phải là mối đe doạ đối với mô hình giáo dục khai phóng như một phương pháp "xem xét lại cách giáo dục đại học khai phóng đã được định nghĩa ở thế kỷ 21...
Cách tiếp cận các chương trình này vẫn còn được phân bố theo nhiều cách rất khác nhau... từ những gì bạn sẽ thấy ở một trường đại học nghiên cứu lớn hơn".
Phương pháp tiếp cận giáo dục khai phóng thường tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội và sự tham gia của công dân, Baker nói.
Ví dụ, cô ấy dạy học sinh cách kinh doanh thế nào để sinh lợi trong khi cũng phải góp phần vào cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng một vài thay đổi của cơ sở đại học khai phóng đang phá hủy uy tín của nó và dẫn đến suy giảm kết quả đầu ra của sinh viên.
Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ 2) |
Trưởng nhóm trong số các trường đó cho rằng chương trình đào tạo mở không đòi hỏi phải có chương trình cốt lõi, họ cho phép sinh viên lựa chọn những gì để học tập mà không cần quan tâm đến chuyên ngành của mình.
Trường Đại học Amherst, là cơ sở đào tạo đại học khai phóng thứ hai trong bảng xếp hạng ở vị trí thứ 23, đã đưa ra một chương trình đào tạo mở vào năm 1971.
Catherine Epstein, khoa trưởng của trường này nói rằng đây là một trong những lý do tại sao tỷ lệ tham gia trí tuệ và tỷ lệ tốt nghiệp sinh viên của họ quá cao.
"Nhiều lớp học của chúng tôi có qui mô nhỏ, sử dụng kỹ thuật học tập tích cực dựa trên thảo luận.
Vì sinh viên của chúng tôi nghiên cứu những gì họ muốn học, với lời khuyên và hướng dẫn từ cố vấn giảng dạy của họ, họ quan tâm các khóa học do họ tự chọn, và tham gia", cô nói.
Hình ảnh minh hoạ, nguồn: Getty |
Một báo cáo được công bố trong Tờ Giáo dục khai phóng năm 2012 cho biết rằng các bài báo phản ánh cuộc điều tra khảo sát của THE cũng cho thấy chương trình đào tạo mở được sinh viên rất hoan nghênh.
Một sinh viên của Amherst đã viết:
"Bởi vì chúng tôi chỉ có được 32 môn học theo yêu cầu bắt buộc của học trình đào tạo thực sự giới hạn số lớp mà chúng tôi rất muốn theo học.
Chương trình đào tạo mở cho phép chúng tôi theo đuổi các đam mê quan tâm của chúng tôi".
Sinh viên thừa nhận rằng điều này thể hiện nguy cơ sinh viên chỉ được học các khóa trình "của một hoặc hai bộ môn hoặc các lĩnh vực học tập, nhưng Amherst thực hiện công việc tuyệt vời để khuyến khích chúng tôi đi ra ngoài vùng an toàn của mình và thách thức chúng tôi với những gì chúng tôi phải thực hiện."
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục.
Giáo dục khai phóng là ước mơ của bất cứ dân tộc nào |
Michael Poliakoff là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Cựu sinh viên Hoa Kỳ, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ giáo dục khai phóng, duy trì các tiêu chuẩn học tập cao và bảo vệ cho giáo dục khai phóng.
Ông nói rằng nhiều lựa chọn được cung cấp bởi chương trình đào tạo mở tập trung vào hàng loạt phim truyền hình đương đại hoặc văn hóa phổ biến, chẳng hạn như Harry Potter.
"Có lần người ta kỳ vọng hợp lý rằng sinh viên tốt nghiệp đại học khai phóng phải là người có kiến thức nền rộng, có kinh nghiệm viết lách cẩn thận, đọc hiểu chặt chẽ, với nền tảng các kỹ năng cơ bản về khoa học tự nhiên và toán học.
Nói cách khác là một người có [theo đuổi] một chương trình giáo dục khai phóng thực sự ", ông nói.
"Nhưng những gì chúng tôi đang tìm kiếm, đặc biệt là trong số những trường đại học khai phóng ưu tú và đắt tiền nhất là cái mà thường họ không làm được."
Năm ngoái, hội đồng đã tiến hành điều tra 1.100 cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ có sứ mệnh giáo dục khai phóng, bao gồm cả các cơ sở tư thục và công lập.
Nó cho thấy chỉ có tỷ lệ nhỏ yêu cầu học sinh phải học các chương trình văn học (35%), về lịch sử hay về chính phủ Hoa Kỳ (18%), một ngoại ngữ (13%) hay môn kinh tế (3%).
Top 20: Cam kết tham gia
Xệp hạng cam kết |
Tổng hạng năm 2018 |
Tên trường |
Điểm số cam kết |
1 |
=393 |
18.2 |
|
2 |
=179 |
18.1 |
|
=3 |
=113 |
Brigham Young University–Provo |
17.9 |
=3 |
=367 |
17.9 |
|
=3 |
=93 |
17.9 |
|
=6 |
=188 |
17.7 |
|
=6 |
=11 |
17.7 |
|
=8 |
=306 |
17.6 |
|
=8 |
=164 |
17.6 |
|
=8 |
601-800 |
17.6 |
|
=8 |
=228 |
17.6 |
|
=8 |
=268 |
17.6 |
|
=8 |
501-600 |
17.6 |
|
=8 |
601-800 |
17.6 |
|
=8 |
=15 |
17.6 |
|
=8 |
=11 |
17.6 |
|
=17 |
10 |
17.5 |
|
=17 |
801+ |
17.5 |
|
=17 |
=371 |
17.5 |
|
=17 |
=312 |
17.5 |
|
=17 |
=143 |
17.5 |
|
=17 |
=284 |
17.5 |
|
=17 |
=312 |
17.5 |
Poliakoff tin rằng việc chỉnh sửa chương trình đào tạo này phần lớn là "cuộc chạy đua thiển cận và sai lệch để thu hút nhiều sinh viên hơn bằng cách đưa ra cách lựa chọn dãy quán ăn tự phục vụ rộng rãi hơn là ... đi xác định xem nó cần phải là cái gì để đào tạo ra người tốt nghiệp chất lượng tốt".
Hơn nữa, sự thay đổi theo chiều hướng "đi vào thời điểm khá nguy hiểm" đối với các trường đại học khai phóng, "khi công chúng hết sức lo lắng về lợi tức thu được từ vốn đầu tư".
Những nỗi nghi ngờ về giá trị tài chính của một văn bằng giáo dục khai phóng thậm chí còn được Donald Trump nhặt được trong thời gian ông làm Chủ tịch Tập đoàn tài chính.
Giám đốc chiến dịch vận động chính sách của ông, Sam Clovis, đã đề nghị phải làm cho những người muốn theo học chuyên ngành giáo dục khai phóng có khó khăn hơn tìm kiếm khoản vay sinh viên.
"Nếu bạn đang theo học về nghệ thuật Pháp thế kỷ 16, bạn sẽ có nhiều thế mạnh hơn. Tôi ủng hộ nghệ thuật", Clovis nói.
"Nhưng bạn sẽ không thể có được một việc làm".
Thế nào là "giáo dục đại học khai phóng"? |
Poliakoff nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy kết quả của sinh viên vào các trường giáo dục khai phóng đang ngày càng xấu đi.
Ông trích dẫn cuốn Adrift về đào tạo hàn lâm năm 2011, tiết lộ rằng 36% sinh viên nhập học vào trường đại học bốn năm không chứng minh được sự cải thiện đáng kể về quá trình học tập của mình - mặc dù nghiên cứu này lại không có giới hạn ở các đại học giáo dục khai phóng.
Các trường đại học khai phóng cũng không có hiệu quả về tài chính, nghĩa là chúng "không cần thiết", theo Poliakoff.
Một báo cáo gần đây của hội đồng kiểm tra chi phí hành chính tại 1.200 trường đại học bốn năm cho thấy rằng các trường đại học có qui mô nhỏ (đa số là các đại học khai phóng) có chi phí hành chính cao nhất.
Hơn một nửa số trường đại học như vậy đã chi 50 xu (cent) hoặc hơn về quản lý cho mỗi đồng đô la Mỹ chi cho việc giảng dạy.
Poliakoff nói: "Điều thú vị là, các trường đại học Oxford nổi tiếng vì giữ lại chi tiêu hành chính.
Đó thực sự là một hệ thống tập trung nguồn lực của nó vào việc giảng dạy thực tế.
Có lẽ có một bài học cho các trường giáo dục khai phóng của chúng tôi trong việc hiệu chỉnh lại ... cách mà họ sử dụng các nguồn lực của họ."