Hiệu trưởng Trường tiểu học Đức Linh trần tình việc cắt cụt 2 cây phượng

17/06/2020 05:57
Phan Tuyết
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Nhà trường đã làm đúng với các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo, an toàn cho giáo viên và học sinh vì trong trường học an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.

Bài viết “Tiếc ngẩn ngơ với cây phượng bị đốn hạ trong sân trường tại Đức Linh” đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 9/6/2020 đã nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.

Cây phượng sau khi bị cắt cành và ngọn. (Ảnh: CTV)Cây phượng sau khi bị cắt cành và ngọn. (Ảnh: CTV)

Nội dung bài viết kể về sự tiếc nuối của nhiều người về một cây phượng có tuổi đời hơn 25 năm tại sân trường của Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận sau khi bị cắt trơ cành trụi lá.

Thân cây bị bọng (Ảnh nhà trường cung cấp)

Thân cây bị bọng (Ảnh nhà trường cung cấp)

Chúng tôi đã nhận được phản hồi chính thức của cô N.T.T. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Hình cây phượng bị bọng thân. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Hình cây phượng bị bọng thân. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Trần tình của Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Đình Phùng

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Đình Phùng đã có cuộc trao đổi với người viết qua điện thoại về vấn đề này, cô cho biết:

Thực hiện 2 công văn của Ủy ban nhân dân huyện Đức Linh về việc đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong mùa mưa bão, nhà trường đã tiến hành rà soát và cắt sơ những nhánh trên cao của 2 cây phượng trong sân trường.

Thế nhưng, khi cắt cành đã phát hiện thêm gốc và toàn bộ thân cây cao hơn 2 mét của cây phượng đã bị rỗng và mục.

Qua ý kiến các cuộc họp của công đoàn nhà trường , phỏng vấn một số phụ huynh học sinh, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, ban thôn và đặc biệt là một thầy giáo là người đã trực tiếp trồng 2 cây phượng vào tháng 8/1996 .

Tất cả đều có chung 1 ý kiến là yêu cầu phải thanh lý 2 cây phượng này trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh vì đã đến mùa mưa bão, sau đó sẽ trồng cây khác vào thay thế.

Nhà trường cũng đã làm báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đức Hạnh về vấn đề này và lại họp lấy ý kiến của nhà trường,cán bộ địa chính xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh bàn biện pháp cứu phượng.

Sau khi khảo sát 1 lần nữa, địa phương muốn giữ cây phượng như hiện tại đã được cắt cành để gia cố.

Vì cành cây phượng quá to, gốc và thân đã rỗng nên phải cắt gọn lại mới gia cố được.

Nếu được gia cố an toàn có thể năm nay cây phượng chưa đẹp nhưng 1 vài năm sau phượng phát triển tốt lại nở hoa đẹp mà lại an toàn.

Về phía nhà trường vẫn còn băn khoăn lo lắng, nếu gia cố xong rồi không biết có an toàn và được lâu dài hay không và có nên gia cố khi gốc và toàn bộ thân cây đã bị rỗng và mục như thế?

Nhưng muốn thực hiện gia cố phải có sự tư vấn của nhân viên công trình công cộng chuyên môn về cây xanh mới đảm bảo an toàn.

Chúng tôi cũng đã nâng lên đặt xuống, đưa ra nhiều giải pháp để cứu phượng nhưng cuối cùng 3 lý do đã được đưa ra dù có tiếc cũng không thể giữ phượng.

Thứ nhất, cành cây quá to, gốc và thân cây cao hơn 2 m đã bị rỗng ruột và mục hoàn toàn.

Thứ hai, an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh phải được đặt lên hàng đầu.

Thứ ba, cây phượng ngay ngoài cổng trường, đây là nơi học sinh, giáo viên thường xuyên có mặt tại đấy, nếu phượng bị ngã thì hậu quả khó lường.

Thứ tư, vùng này thường xuyên có gió lốc, cây phượng thường rung lắc nên rất nguy hiểm.

Việc làm của nhà trường là đúng với các văn bản chỉ đạo của cấp trên đảm bảo, an toàn cho giáo viên và học sinh vì trong trường học an toàn của giáo viên và học sinh luôn được đặt lên hàng đầu.

Phan Tuyết