Popular Science ngày 29/12 đưa tin, mặc dù chiến lược chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) của Trung Quốc dựa vào tên lửa phòng không hạng nặng, nhưng các nhà hoạch định chiến lược không quân Trung Quốc có thể cũng phải đối phó tên lửa đất đối không của đối thủ.
Tháng 12/2015, một trong các phương án đối phó của Trung Quốc đã lộ ra: máy bay chiến đấu J-16D.
Máy bay J-16 đã biến thành máy bay chiến đấu điện tử |
Máy bay J-16D là một loại máy bay chiến đấu đa năng được phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-30, phiên bản cải tiến của J-16, dùng để đối phó với hệ thống tên lửa đất đối không, tức là “áp chế hệ thống phòng không đối phương”.
Máy bay này trang bị tên lửa chống bức xạ và vũ khí gây nhiễu, có thể dùng để thu hút và áp chế hệ thống phòng không, từ đó mở đường cho không kích thông thường.
So với máy bay nguyên mẫu J-16, máy bay J-16D ngoài bộ cảm biến tìm kiếm theo dõi và pháo 30 mm, đầu cánh máy bay J-16D còn lắp 2 khoang thiết bị tình báo điện tử khổng lồ, tương tự thiết bị trên máy bay tấn công điện tử E/A-18 Growler.
Máy bay chiến đấu J-16D Trung Quốc (nguồn eastday.com) |
Ngoài ra, lồng radar của máy bay J-16D nhỏ hơn, có thể bao gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động đã cải tiến, có thể dùng để tiến hành tác chiến điện tử, như tiếp nhận và gây nhiễu tín hiệu.
J-16D sẽ lắp khoang thiết bị gây nhiễu mảng pha quét điện tử chủ động khổng lồ, đây là một loại cải tiến của thiết bị gây nhiễu trên máy bay ném bom JH-7A hiện nay. Năng lực tấn công của nó sẽ đến từ các tên lửa chống bức xạ như YJ-91 và LD-10.
Máy bay J-16D sẽ cung cấp khả năng tác chiến điện tử và áp chế hệ thống phòng không đối phương một cách nhanh chóng, linh hoạt và tầm xa. Do đó, nó có thể bảo vệ các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung Quốc như J-10, J-11, J-15, J-20, J-31, H-6K.
Đây sẽ là một yêu cầu quan trọng trong hành động tác chiến ở các khu vực ngày càng quân sự hóa như eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 số hiệu 2101 Trung Quốc |
Trong hành động tác chiến, J-16D sẽ sử dụng thiết bị điều khiển hỏa lực và gây nhiễu mục tiêu làm rối loạn hệ thống phòng không đối thủ, tiếp theo bắn tên lửa chống bức xạ chống lại hệ thống phòng không di động và cố định của đối thủ.
Là máy bay chiến đấu, nó còn có thể tham gia tác chiến đường không, bảo vệ cho các máy bay khác của Trung Quốc tránh bị máy bay đối phương tấn công.
Năng lực bảo vệ khả năng điều động lực lượng của Trung Quốc ngày càng tăng cường cho thấy, sự tiến bộ công nghệ quân sự của họ cũng phản ánh họ chủ động áp dụng các thủ đoạn để đoạt lấy các lợi ích, chứ không phải bị động chống lại các “mối đe dọa” như chiến lược “chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực” nói tới.
Chính như dự định mà Mỹ làm cho các máy bay chiến đấu F-35/22, dự tính, công nghệ áp chế hệ thống phòng không của Trung Quốc cũng sẽ ứng dụng cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, máy bay trang bị cho tàu chiến (tàu sân bay) và máy bay không người lái lớn nhỏ khác nhau.
Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc |