Đề thi quốc gia theo dạng đề thi đại học
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao đổi, sau khi có quyết định của Bộ trưởng về Đề án tuyển sinh mới, Bộ sẽ đưa vào Quy chế thi tuyển sinh mới là Quy chế mới sẽ không xáo trộn nhiều và gây hoang mang cho học sinh.
Do đó, trước mắt cũng chưa yêu cầu học sinh thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì mới ngoài chương trình phổ thông. Vì vậy, các em thí sinh yên tâm học tập, không hoang mang, lo lắng. Những đổi mới của kỳ thi đều nhằm theo hướng nhẹ nhàng, thuận lợi, tạo cho các em nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành phù hợp.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Kỳ thi quốc gia sẽ không làm xáo trộn quá trình học tập của học sinh. Ảnh Xuân Trung |
Ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cũng cho biết, để thực hiện mục đích vừa xét tốt nghiệp phổ thông, vừa cung cấp dữ liệu tin cậy để các trường CĐ, ĐH tuyển sinh, Bộ sẽ tổ chức Kỳ thi với đề thi theo định dạng của đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng tăng cường các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở, giảm dần yêu cầu ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Do đó, trước mắt cũng chưa yêu cầu học sinh thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì mới ngoài chương trình phổ thông.
Thông tin chi tiết phương án thi quốc gia từ năm 2015
(GDVN)- Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hàng năm sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6.
Trao đổi thêm về đề thi của Kỳ thi quốc gia, ông Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết, đề thi không tách riêng phần dành cho xét tốt nghiệp THPT và xét vào ĐH, CĐ. Chỉ có một đề thi và có câu hỏi nâng cao để đủ phân loại thí sinh làm cơ sở căn cứ vừa công nhận tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Trước các thắc mắc, với việc thi Ngoại ngữ năm trước có cải tiến phần phần tự luận nay chỉ có phần thi trắc nghiệm, đây có phải là bước lùi hay không? Hay thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ là được miễn thi tốt nghiệp THPT, vậy có được miễn thi đại học hay không? Loại chứng chỉ nào được thay thế môn thi?
Trả lời thắc mắc này, ông Trần Văn Nghĩa cho hay, các môn thi giống như kỳ thi trước. Đề thi đảm bảo ổn định không khác so với năm trước để thí sinh ổn định ôn thi trong năm nay.
“Bộ sẽ ra những quy định cụ thể là những chứng chỉ nào được miễn thi. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là được còn các chứng chỉ khác thì phải xem xét. Theo Đề án Ngoại ngữ, Bộ sẽ thành lập trung tâm ngoại ngữ quốc gia để cấp chứng chỉ xét miễn thi này” lãnh đạo Cục khảo thí cho biết.
Thí sinh đã tốt nghiệp chỉ đăng ký môn xét tuyển vào đại học
Theo quy định của Kỳ thi quốc gia, đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước có nguyện vọng thi đại học, cao đẳng chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng. Với những môn không liên quan, các em có quyền không thi vì không sử dụng kết quả ấy để công nhận tốt nghiệp THPT.
Trước ngày 1/1 hằng năm, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Căn cứ kết quả thi, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn. Các trường ĐH,CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
Ban điều hành Đại học Hoa Sen: Vừa đá bóng, vừa thổi còi…
(GDVN) - Ban kiểm soát không được đặt dưới HĐQT hay Ban điều hành mà được đặt độc lập, có trách nhiệm kiểm soát cả 2 đơn vị trê theo yêu cầu/ tín nhiệm của các cổ đông.
Liên quan đến nhiều trường tuyển sinh riêng, thì kỳ thi quốc gia thay đổi như thế nào? Ông Bùi Văn Ga cho rằng, mục đích của kỳ thi này là đảm bảo độ tin cậy, công bằng cho kỳ thi. Kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi theo các cụm thi tập trung ở các trường ĐH, CĐ và các trường THPT tại các tỉnh/thành phố, thị xã, thị trấn; bố trí các cụm chấm thi theo vùng, miền.
“Các đại học tinh hoa sẽ tổ chức kỳ thi khác để lựa chọn thí sinh đủ năng lực phù hợp để tuyển sinh. Đó là quyết định của từng trường để lựa chọn tuyển sinh. Bộ không khống chế các trường tuyển sinh riêng. Kỳ thi này đủ tin cậy để đảm bảo mục tiêu tuyển sinh riêng của các trường” ông Ga cho hay.
Khẳng định lại lợi ích của Kỳ thi quốc gia, ông Trần Văn Nghĩa nói: “Việc tổ chức một kỳ thi quốc gia rất có lợi cho thí sinh. Trước hết, các em chỉ thi một kỳ thi nhưng sử dụng kết quả đó để xét vào rất nhiều trường ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, các em thi xong, có kết quả rồi mới đăng ký xét tuyển. Vì vậy, tránh hoàn toàn rủi ro mà quy định của kỳ thi “3 chung” trước đây”.
Dự kiến, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ đưa qua Quy chế cho Kỳ thi quốc gia, trong đó bao gồm các quy định cụ thể, chi tiết hơn xung quanh kỳ thi này.
Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
Các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào trung tuần tháng 3; nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển dữ liệu về Bộ GDĐT vào giữa tháng 4 hằng năm