Xin được cung cấp thông tin về mức phụ cấp chức vụ hiện nay của cán bộ quản lý tại trường mầm non, phổ thông và những quy định liên quan đến phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành.
Ảnh minh họa - Mộc Trà |
Quy định về hệ số phụ cấp chức vụ của cán bộ quản lý trường mầm non, phổ thông
Theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định về hệ số phụ cấp chức vụ của cán bộ quản lý trường mầm non, phổ thông như sau:
Số thứ tự |
Cơ sở giáo dục |
Chức vụ lãnh đạo |
Hệ số phụ cấp |
Ghi chú |
1 |
Trường trung học phổ thông |
- Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III |
0,70 0,60 0,45 0,55 0,45 0,35 |
Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I |
|
|
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) |
0,25 0,15 |
|
2 |
Trường trung học cơ sở |
- Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III |
0,55 0,45 0,35 0,45 0,35 0,25 |
Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I |
|
|
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) |
0,20 0,15 |
|
3 |
Trường tiểu học |
- Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III |
0,50 0,40 0,30 0,40 0,30 0,25 |
|
|
|
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) |
0,20 0,15 |
|
4 |
Trường mầm non |
- Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II |
0,50 0,35 0,35 0,25 |
|
|
|
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) |
0,20 0,15 |
|
Về phân hạng trường mầm non, phổ thông, Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT quy định:
Số thứ tự |
Trường |
Hạng I |
Hạng II |
Hạng III |
1 |
Mầm non: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
9 nhóm, lớp trở lên. 6 nhóm, lớp trở lên. |
Dưới 9 nhóm, lớp. Dưới 6 nhóm, lớp. |
|
2 |
Tiểu học: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
Từ 28 lớp trở lên. Từ 19 lớp trở lên. |
Từ 18 đến 27 lớp. Từ 10 đến 18 lớp |
Dưới 18 lớp. Dưới 10 lớp. |
3 |
Trung học cơ sở: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
Từ 28 lớp trở lên. Từ 19 lớp trở lên |
Từ 18 đến 27 lớp. Từ 10 đến 18 lớp. |
Dưới 18 lớp. Dưới 10 lớp. |
4 |
Trường trung học phổ thông: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
Từ 28 lớp trở lên. Từ 19 lớp trở lên. |
Từ 18 đến 27 lớp. Từ 10 đến 18 lớp. |
Dưới 18 lớp. Dưới 10 lớp. |
Những quy định về phụ cấp chức vụ cán bộ quản lý trường học cần biết
Thực hiện như hướng dẫn tại mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức, viên chức và mục II Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ nhất, nguyên tắc và các trường hợp được
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
Thứ hai, các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý
Một là, theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Hai là, cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Thứ ba, các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
Một là, nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.
Hai là, nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu).
Ba là, nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
Bốn là, các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Các trường hợp khác:
Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành;
Nếu do sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị ở Trung ương theo Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào tương quan đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc phạm vi quản lý xem xét, quyết định cho hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (theo hệ số mới) của hạng cũ hoặc vị trí cũ của cơ quan, đơn vị đó và gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để theo dõi;
Trường hợp do thay đổi địa giới hành chính, những người có quyết định của cấp có thẩm quyền chỉ định giữ chức danh lãnh đạo lâm thời, được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh lãnh đạo tương ứng. Khi hết thời hạn giữ chức danh lãnh đạo lâm thời được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo đó, không bảo lưu mức phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong thời gian giữ chức danh lãnh đạo lâm thời.
Tuy nhiên, dự kiến đến 01/7/2024, nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ có bảng lương dành cho cán bộ quản lý, đồng nghĩa với việc không còn phụ cấp chức vụ.
Trên đây là một số quy định về mức phụ cấp, thôi hưởng, bảo lưu phụ cấp chức vụ mà cán bộ quản lý và giáo viên nên biết.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.