Tiếp tục có chia sẻ về chương trình đào tạo hệ 9+, sau khi nghiên cứu tài liệu liên thông từ giáo dục trung học và sau trung học của Trung Quốc và Úc, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết:
Một trong 9 con đường phân luồng và liên thông ở Hoa Nam, Trung Quốc (theo một nghiên cứu của Úc) đó là liên thông giữa các trường trung học và cao đẳng giáo dục nghề nghiệp.
Mô hình này đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nó đã được thiết kế để kết hợp phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ở giáo dục trung học phổ thông và để liên kết với cao đẳng.
Theo đó, có hai loại trường trung học.
Loại đầu tiên tập trung vào trung học nghề và triển khai mô hình “2 + 2” hoặc “1 + 2”.
Khi vào trường, học sinh sẽ đăng ký là có cả hai, vừa học nghề và vừa học văn hóa như học sinh trung học phổ thông.
Trong giai đoạn đầu của chương trình học sinh thực hiện các môn học kiến thức chung.
Trong giai đoạn thứ hai, trường sẽ tiến hành vòng phân luồng học sinh dựa trên đặc điểm / tình huống và sở thích cá nhân của các em.
Sau đó, học sinh sẽ vào học trung học phổ thông hoặc vào học chương trình trung học nghề. Trong năm cuối cùng của chương trình, có một đợt sàng lọc phân lọai để xác định xem học sinh sẽ ở lại chương trình cũ hay chuyển sang cấp độ khác các chương trình.
Khi tốt nghiệp, học sinh nhận được chứng chỉ giáo dục về VET trung học hoặc phổ thông giáo dục trung học phổ thông. Như vậy không có hai bằng một lúc như ở Việt Nam hiện nay một số trường đang làm.
Loại hình khác của trường trung học tập trung vào giáo dục trung học phổ thông. Loại trường này thường áp dụng mô hình “3 + 1”.
Trong năm thứ ba tại trường, học sinh học một số môn học văn hóa và môn học nghề.
Kết thúc ba năm học, sinh viên có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Họ cũng có thể chọn ở lại trường thêm một năm để học các khóa VET.
Điều này sẽ giúp học sinh có được hai chứng chỉ giáo dục, một chứng chỉ (bằng trung cấp) Trung học nghề trung học và một chứng chỉ tốt nghiệp giáo dục trung học phổ thông.
Như vậy phải mất 4 năm mới có hai loại chứng chỉ và cũng chỉ là chứng chỉ của trung học nghề chứ chưa phải là cao đẳng.
Có hai chứng chỉ này học sinh tốt nghiệp có thể dự thi tuyển vào đại học hoặc đi làm. Hệ thống chứng chỉ này xoa dịu sự e ngại của học sinh và phụ huynh đối với việc học và việc làm của con em mình, và nâng cao cơ hội, và nâng cao các tiêu chuẩn giáo dục / văn hóa của học sinh trung học nghề.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: Tùng Dương) |
"Tuy nhiên mô hình này cũng có hạn chế là việc giảng dạy thực tế ở những trường như vậy tập trung quá nhiều vào nội dung học phổ thông trung học và dạy học các môn chuyên về nghề chưa mạnh. Ở một mức độ nào đó, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trung học nghề", chuyên gia này nhận định.
Trong khi đó, mô hình đào tạo lên trình độ cao đẳng từ sau lớp 9 của Nhật Bản (KOSEN)- với nghĩa là trường siêu chuyên nghiệp hay còn gọi là Viện các trường công nghệ của Nhật Bản đến nay đã thành lập được gần 50 năm.
Việt Nam chúng ta đang muốn áp dụng mô hình này. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: “Chúng ta cần rất thận trọng nghiên cứu mô hình này về tính mục đích của nó (vì nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ hay vì phân luồng?)”.
Theo đó, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh đưa ra một số số liệu về KOSEN, cụ thể:
Cơ cấu đội ngũ nhà giáo của KOSEN (Nguồn KOSEN 2016) |
Cấu trúc chương trình trong 5 năm của KOSEN |
Theo đó, về giáo dục đại cương (Liberal Arts) học sinh học những môn học: Ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản, Toán học, Lịch sử, Kinh tế học, Tiếng Anh, Hóa học, Vật Lý, Triết học và các môn học chuyên ngành một cách hài hòa và học sinh đạt được cùng một trình độ kiến thức các môn chuyên môn (major subject) như một sinh viên đại học khi tốt nghiệp KOSEN.
Theo báo cáo 2016 của KOSEN, hơn 80% giảng viên có bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của mình trong khi cơ cấu trình độ của đội ngũ giảng viên KOSEN trong 55 cơ sở và chi nhánh gồm 3.743 người.
Trình độ giảng viên được qui định theo tiêu chuẩn thành lập KOSEN |
Nhìn vào hình phía trên cho thấy, để làm giảng viên của KOSEN hầu hết các giảng viên phải có trình độ như tiêu chuẩn của giảng viên đại học.
Trong khi tại Việt Nam, theo Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh: Chương trình 9+Cao đẳng là hình thức học văn hoá rút gọn 7 môn song song với học cao đẳng chính quy. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học chương trình 9+ Cao đẳng qua đó rút ngắn thời gian đào tạo bằng việc học song song học văn hóa và chuyên ngành.
Nguồn tuyển của chương trình “9+ cao đẳng” là các em tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9), 2 năm sau (tương đương lớp 11) được cấp bằng trung cấp, năm học tiếp theo (lớp 12) tập trung học văn hóa để hoàn thành thi trung học phổ thông, 0,5 năm cuối lấy được bằng cao đẳng.
Sau đó người học có thể học liên thông lên đại học với thời gian 1,5 năm.