Các vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội như tự chủ tuyển sinh của các trường tới đâu, như thế nào, kế hoạch tuyển sinh trong năm 2014 ra sao, kế hoạch xét tuyển nguyện vọng.
Điểm ưu tiên, chế độ chính sách trong tuyển sinh…, sẽ được các trường bàn thảo trong Hội nghị tổng kết năm học (Hội nghị tuyển sinh) các trường ĐH, CĐ trong cả nước.
Tuyển sinh 2014 sẽ có nhiều thay đổi. |
Trước đó, dự thảo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT quy định, từ năm 2014 thực hiện Luật Giáo dục đại học các trường sẽ tự chủ trong tuyển sinh, nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện mà Bộ đưa ra, những trường chưa đủ điều kiện tổ chức thi riêng Bộ sẽ tạo điều vẫn thiếp tục thi theo hình thức “ba chung” như những năm trước. Lộ trình tuyển sinh vẫn thi “ba chung” đến hết năm 2017, từ năm 2017 các trường bắt buộc thi riêng.
Cũng trong dự thảo, nếu các trường đủ điều kiện tuyển sinh riêng có phương án gửi lên Bộ trước ngày 10/2/2014, xét đủ yêu cầu các trường sẽ được tuyển sinh riêng. Sẽ có 5 yêu cầu của Bộ đưa ra:
Thứ nhất, các trường không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi.
Thứ hai, các trường tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
Thứ ba, thực hiện chế độ thôn tin kịp thời và báo cáo kết quả sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh riêng theo quy định.
Thứ tư, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.
Thứ năm, công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát.
Với 5 yêu cầu này mới chỉ là dự thảo, trong ngày hôm nay Bộ và các trường sẽ đi đến thống nhất phương án tối ưu nhất trước khi áp dụng chính thức trong năm 2014.
Một trong những vấn đề nóng khác như khi các trường được tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục đại học thì có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải can thiệp bằng cách, các trường phải làm rõ các tiêu chí mà Bộ đưa ra mới được tuyển sinh riêng hay không? VD như: Xác định môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài đối với mỗi môn thi, lượng giáo viên ra đề thi với từng môn thi, lượng giáo viên chấm thi, lượng giáo viên coi thi, điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, và các trường phải có thanh tra, giám sát sau kỳ thi. Vấn đề này Bộ và các trường sẽ cùng nhau làm rõ trong ngày hôm nay.
Hay như Bộ GD&ĐT quy định các trường chỉ được chọn một trong ba phương án tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai) hay không? Nếu trường nào chưa đủ điều kiện thi riêng có thể thỏa thuận với các trường đủ điều kiện được thi thi riêng để tổ chức tuyển sinh chung với trường đó? Vấn đề này cũng sẽ được bàn thảo và sẽ đi đến thống nhất trong ngày hôm nay.
Liên quan tới quyền lợi thí sinh, theo dự thảo thì thí sinh dự thi các trường có tổ chức thi riêng sẽ không được sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào các trường áp dụng hình thức thi “ba chung”, liệu đây có phải là nguyên nhân khiến thí sinh đánh mất cơ hội vào đại học? Nhiều ý kiến phản đối điều này thì trong Hội nghị tổng kết năm học cùng với phương hướng nhiệm vụ năm học mới (Hội nghị tuyển sinh) sẽ bàn bạc kỹ hơn và dựa theo số đông để quyết định.
Một quy định khác trong dự thảo là các trường tổ chức thi riêng có nhất thiết chỉ phải thi tối đa 2 lần/năm hay không? Nếu đúng trong Luật Giáo dục đại học các trường được hoàn toàn tự chủ về tuyển sinh? Vấn đề này sẽ được thống nhất trong ngày hôm nay.