Hành trình đến Sông Kôn
Cách TP Đà Nẵng gần 100km về phía Tây, nằm dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT604, Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) là một huyện miền núi còn rất nhiều khó khăn… Đó là nơi những sinh viên tình nguyện trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng chúng tôi “vượt thác băng rừng” để đặt chân đến.
Hành trang chúng tôi mang theo là những tập sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ và tiền đã quyên góp để ủng hộ các hộ nghèo, những trẻ em vùng cao, nơi còn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Để động viên tinh thần và “giữ lửa” cho mỗi thành viên, chúng tôi hát vang ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những lời ca ngân vang khắp núi rừng, biến không gian tĩnh mịch ấy trở nên rộn ràng, xua đi cảm giác lạ lùng, bỡ ngỡ trong lòng những cô cậu sinh viên lần đầu đặt chân đến vùng núi cao. Vượt khỏi con Dốc Kiền chênh vênh và đồi chè Trung Mang xanh mướt, chúng tôi dừng chân tại xã Sông Kôn - vùng đất sinh sống của đồng bào Cơ Tu với những nét văn hóa truyền thống độc đáo.
Nơi ấy cần chúng tôi
Đồng bào và các em nhỏ nơi đây đã đến và đợi chúng tôi từ rất sớm. Trên gương mặt mọi người hiện rõ sự phấn khởi, vui mừng. Chúng tôi được cán bộ UBND, Đoàn Thanh niên và nhân dân xã Sông Kôn đón tiếp rất nhiệt tình. Sau đó, đội chúng tôi chia thành 4 nhóm, một nhóm phát quà trực tiếp cho người dân có mặt tại trụ sở hành chính xã, các nhóm khác thì tỏa ra đi về các thôn.
Khi đến từng thôn, từng làng, chúng tôi mới cảm nhận được những khó khăn của đồng bào nơi đây và tự nhủ lòng mình vẫn còn sung sướng hơn họ gấp bội lần. Nơi sinh sống của nhiều gia đình là những ngôi nhà rất tạm bợ. Vách bằng phên tre, sàn làm bằng giát nứa đập không kín nên khi gió lạnh tràn về người già và trẻ em không tránh khỏi cái rét. Tại xã Sông Kôn hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều thứ như: nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và dịch vụ y tế.
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày vẫn được lấy từ sông, suối. Nhân dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nương rẫy nên khi được mùa thì có cái ăn cái mặc, khi mất mùa thì chỉ còn biết trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Sự khó khăn của đồng bào nơi đây còn hiện rõ trên từng khuôn mặt của những đứa trẻ vùng cao. Nhìn các em đầu trần, chân đất, da đen ngăm quấn quýt theo các anh chị sinh viên mà quặn lòng.
Món quà nhỏ dành tặng các em nhỏ nơi đây là những bộ quần áo, chăn màn, sách báo cũ, đồ dùng học tập… do chúng tôi quyên góp mấy tháng. Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng những món quà chứa đựng biết bao tình cảm của các thành viên trong đội. Nhìn nụ cười, ánh mắt thân thiện của các già làng, người dân và trẻ em, chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn, vững vàng hơn khi lần đầu tiên đến với mảnh đất này…
Tuy khó khăn về vật chất nhưng con người Sông Kôn rất giàu tình cảm. Buổi trưa, chúng tôi được sinh hoạt với bà con tại giữa làng, được ăn bánh sừng trâu, uống rượu cần, rượu tà vạt... Chúng tôi hát, múa cùng đồng bào và được hòa mình vào vũ điệu tung tung, ya yá rất quyến rũ của những cô gái Cơ Tu.
Ấm tình đoàn kết
Ông Alăng Mười - Trưởng thôn Bút Ngà - xúc động nói: “Cám ơn các bạn sinh viên đã đến thăm và tặng quà cho hộ nghèo trong thôn. Đồng bào nghèo không có gì tiếp đãi, chỉ có tấm lòng trải rộng bao la như núi rừng đón tiếp khách phương xa”.
Bạn Hồ Thị Thanh Hải – Đội trưởng Đội CTXH khoa QLDA - chia sẻ: “Suốt tháng qua, đội đã lên chương trình và phân công thực hiện từng công việc cho các thành viên. Ngoài những lúc lên giảng đường, chúng tôi dành tất cả thời gian để tổ chức quyên góp, gói quà. Tất cả là tình cảm của các thành viên Đội CTXH khoa QLDA - trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng dành cho đồng bào Sông Kôn”.
Đáp lại tấm chân tình ấy, anh Nguyễn Ngọc Dũng - cán bộ Đoàn xã Sông Kôn nói: “Rất vinh dự khi được đón tiếp các bạn, tuyệt vời hơn khi các bạn có những hành động thiết thực, cụ thể với địa phương. Nhưng mới chỉ có 4 thôn, chúng tôi còn 7 thôn đang chờ các bạn. Hy vọng các bạn sẽ trở lại đây một ngày gần nhất”.
Chuyến đầu tiên đã hoàn thành, để lại trong mỗi chúng tôi một dấu ấn riêng nhưng đều có điểm chung là sự cảm thông, nghẹn ngào xúc động khi chứng kiến tận mắt cuộc sống của những người dân nghèo và các em nhỏ vùng cao… Mảnh đất Đông Giang, núi rừng và sương mây đã thực sự làm nên chuyến đi đầy ý nghĩa, một cuộc hành trình của những tấm lòng, những trái tim đầy nhiệt huyết với sức trẻ căng tràn mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho vùng cao.
Cách TP Đà Nẵng gần 100km về phía Tây, nằm dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT604, Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) là một huyện miền núi còn rất nhiều khó khăn… Đó là nơi những sinh viên tình nguyện trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng chúng tôi “vượt thác băng rừng” để đặt chân đến.
Hành trang chúng tôi mang theo là những tập sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ và tiền đã quyên góp để ủng hộ các hộ nghèo, những trẻ em vùng cao, nơi còn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Các thành viên đội sinh viên tình nguyện chụp ảnh lưu niệm cùng dân làng |
Để động viên tinh thần và “giữ lửa” cho mỗi thành viên, chúng tôi hát vang ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những lời ca ngân vang khắp núi rừng, biến không gian tĩnh mịch ấy trở nên rộn ràng, xua đi cảm giác lạ lùng, bỡ ngỡ trong lòng những cô cậu sinh viên lần đầu đặt chân đến vùng núi cao. Vượt khỏi con Dốc Kiền chênh vênh và đồi chè Trung Mang xanh mướt, chúng tôi dừng chân tại xã Sông Kôn - vùng đất sinh sống của đồng bào Cơ Tu với những nét văn hóa truyền thống độc đáo.
Nơi ấy cần chúng tôi
Đồng bào và các em nhỏ nơi đây đã đến và đợi chúng tôi từ rất sớm. Trên gương mặt mọi người hiện rõ sự phấn khởi, vui mừng. Chúng tôi được cán bộ UBND, Đoàn Thanh niên và nhân dân xã Sông Kôn đón tiếp rất nhiệt tình. Sau đó, đội chúng tôi chia thành 4 nhóm, một nhóm phát quà trực tiếp cho người dân có mặt tại trụ sở hành chính xã, các nhóm khác thì tỏa ra đi về các thôn.
Khi đến từng thôn, từng làng, chúng tôi mới cảm nhận được những khó khăn của đồng bào nơi đây và tự nhủ lòng mình vẫn còn sung sướng hơn họ gấp bội lần. Nơi sinh sống của nhiều gia đình là những ngôi nhà rất tạm bợ. Vách bằng phên tre, sàn làm bằng giát nứa đập không kín nên khi gió lạnh tràn về người già và trẻ em không tránh khỏi cái rét. Tại xã Sông Kôn hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều thứ như: nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và dịch vụ y tế.
Điệu múa ya yá duyên dáng của các thiếu nữ Cơ-tu |
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày vẫn được lấy từ sông, suối. Nhân dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nương rẫy nên khi được mùa thì có cái ăn cái mặc, khi mất mùa thì chỉ còn biết trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Sự khó khăn của đồng bào nơi đây còn hiện rõ trên từng khuôn mặt của những đứa trẻ vùng cao. Nhìn các em đầu trần, chân đất, da đen ngăm quấn quýt theo các anh chị sinh viên mà quặn lòng.
Món quà nhỏ dành tặng các em nhỏ nơi đây là những bộ quần áo, chăn màn, sách báo cũ, đồ dùng học tập… do chúng tôi quyên góp mấy tháng. Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng những món quà chứa đựng biết bao tình cảm của các thành viên trong đội. Nhìn nụ cười, ánh mắt thân thiện của các già làng, người dân và trẻ em, chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn, vững vàng hơn khi lần đầu tiên đến với mảnh đất này…
Tuy khó khăn về vật chất nhưng con người Sông Kôn rất giàu tình cảm. Buổi trưa, chúng tôi được sinh hoạt với bà con tại giữa làng, được ăn bánh sừng trâu, uống rượu cần, rượu tà vạt... Chúng tôi hát, múa cùng đồng bào và được hòa mình vào vũ điệu tung tung, ya yá rất quyến rũ của những cô gái Cơ Tu.
Ấm tình đoàn kết
Ông Alăng Mười - Trưởng thôn Bút Ngà - xúc động nói: “Cám ơn các bạn sinh viên đã đến thăm và tặng quà cho hộ nghèo trong thôn. Đồng bào nghèo không có gì tiếp đãi, chỉ có tấm lòng trải rộng bao la như núi rừng đón tiếp khách phương xa”.
Bạn Hồ Thị Thanh Hải – Đội trưởng Đội CTXH khoa QLDA - chia sẻ: “Suốt tháng qua, đội đã lên chương trình và phân công thực hiện từng công việc cho các thành viên. Ngoài những lúc lên giảng đường, chúng tôi dành tất cả thời gian để tổ chức quyên góp, gói quà. Tất cả là tình cảm của các thành viên Đội CTXH khoa QLDA - trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng dành cho đồng bào Sông Kôn”.
Đáp lại tấm chân tình ấy, anh Nguyễn Ngọc Dũng - cán bộ Đoàn xã Sông Kôn nói: “Rất vinh dự khi được đón tiếp các bạn, tuyệt vời hơn khi các bạn có những hành động thiết thực, cụ thể với địa phương. Nhưng mới chỉ có 4 thôn, chúng tôi còn 7 thôn đang chờ các bạn. Hy vọng các bạn sẽ trở lại đây một ngày gần nhất”.
Chuyến đầu tiên đã hoàn thành, để lại trong mỗi chúng tôi một dấu ấn riêng nhưng đều có điểm chung là sự cảm thông, nghẹn ngào xúc động khi chứng kiến tận mắt cuộc sống của những người dân nghèo và các em nhỏ vùng cao… Mảnh đất Đông Giang, núi rừng và sương mây đã thực sự làm nên chuyến đi đầy ý nghĩa, một cuộc hành trình của những tấm lòng, những trái tim đầy nhiệt huyết với sức trẻ căng tràn mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho vùng cao.
Nguyễn Tiến Danh – ĐH Bách Khoa Đà Nẵng