Ba đề xuất xây dựng học liệu mở để nâng cao chất lượng giáo viên phổ thông

05/05/2018 07:47
Thùy Linh
(GDVN) - Thạc sĩ Trần Hùng Minh Phương nêu một số đề xuất xây dựng học liệu mở gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội.

Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khoá XI đã khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo, trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo dục mở, hội nhập giáo dục quốc tế, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Học liệu mở (OpenCourseWare - OCW), với truyền thông đa phương tiện, từ lâu đã được đánh giá là cần thiết cho giáo dục bậc phổ thông trên thế giới và ngay cả nền giáo dục phổ thông Việt Nam trong quá trình hội nhập với quốc tế hiện nay.

Học liệu mở hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại người giáo viên phổ thông trong đó việc đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội là một cách đào tạo thiết thực, giúp đẩy nhanh sự phát triển và tham gia nghề nghiệp của người giáo viên. 

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Trần Hùng Minh Phương (Đại học Vinh) đánh giá, hiện nay những thay đổi về học liệu mở trong việc đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên các ngành khoa học tự nhiên và xã hội còn gặp phải nhiều thách thức, khó khăn về chủ quan và khách quan:

Chi phí cho việc đào tạo giáo viên, đào tạo lại giáo viên, chi phí in ấn sách giáo khoa, chi phí cho việc đào tạo và đào tạo lại giáo viên nhằm phục vụ cho việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mới. 

Do đó, Thạc sĩ Trần Hùng Minh Phương đưa ra một số đề xuất trong xây dựng học liệu mở gắn liền với việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội. 

Thứ nhất, đối với cơ sở đào tạo giáo viên

Một là, các trường đại học, viện nghiên cứu cần có các nghiên cứu, đánh giá khoa học về tầm quan trọng của học liệu mở trong việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên phổ thông các môn khoa học tự nhiên và xã hội.

Tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy làm căn cứ để phát triển học liệu mở trong các trường đại học sư phạm.

Học liệu mở hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại người giáo viên phổ thông trong đó việc đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội là một cách đào tạo thiết thực, giúp đẩy nhanh sự phát triển và tham gia nghề nghiệp của người giáo viên. (Ảnh minh họa: Đại học Công nghiệp Hà Nội)
Học liệu mở hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại người giáo viên phổ thông trong đó việc đào tạo giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội là một cách đào tạo thiết thực, giúp đẩy nhanh sự phát triển và tham gia nghề nghiệp của người giáo viên. (Ảnh minh họa: Đại học Công nghiệp Hà Nội)

Hai là, xây dựng hệ thống dữ liệu, tài liệu số hoá, bổ sung thêm các nguồn tư liệu phục vụ cho sinh viên sư phạm, thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin, tài liệu của học viên, sinh viên.  

Ba là, chia sẻ nguồn dữ liệu, tài liệu từ các trường đại học cho các trường phổ thông, tạo sự liên kết gắn bó giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng nguồn nhân lực giáo viên, phục vụ cho việc đào tạo giáo viên ngay tại cơ sở, hỗ trợ hoạt động dạy và học tại ngay nhà trường phổ thông.

Bốn là, trường đại học sư phạm có thể đào tạo, đào tạo lại giáo viên phục vụ cho việc thay sách giáo khoa theo chương trình giáo dục đào tạo phổ thông qua dịch vụ trực tuyến, thông qua việc chia sẻ các nguồn học liệu mở, tiết kiệm thời gian, kinh phí đào tạo và tự đào tạo của giáo viên.

Năm là, thực hiện các chương trình đào tạo, hành động quảng bá học liệu mở tại các cơ sở đào tạo sư phạm, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm, đào tạo lại giáo viên.

Người học có nhiều cơ hội, phương tiện để tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, học tập, đào tạo, đào tạo lại, tự đào tạo nhằm phát huy năng lực của người học trong việc tiếp cận, tích luỹ, bổ sung thêm các nguồn tri thức, học liệu giáo dục của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thứ hai, đối với nhà trường phổ thông

Một là, mỗi nhà trường phổ thông cần nhận thức và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của học liệu mở đối với quá trình phát triển, đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp tới trên phạm vi cả nước.

Ba đề xuất xây dựng học liệu mở để nâng cao chất lượng giáo viên phổ thông ảnh 2Chuyên gia nêu những khó khăn khi phát triển giáo dục mở ở nước ta hiện nay

Hai là, tập huấn,hỗ trợ những kiến thức cơ bản về học liệu mở cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinhtham gia vào bước đầu xây dựng tài nguyên học liệu mở cho mỗi nhà trường. 

Ba là, xây dựng bước đầu nguồn học liệu mở theo bộ môn, nhóm bộ môncho nhà trường.

Học liệu mở có chất lượng là một trong những tiền đề quan trọng, cung cấp thông tin, tài liệu học tập và giảng dạy trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ở Việt Nam.

Thứ ba, đối với giáo viên phổ thông các môn khoa học tự nhiên và xã hội

Một là, giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội phải không ngừng tự đào tạo sau khi tốt nghiệp các trường sư phạm.

Việc tự đào tạo là sự cần thiết cho quá trình tiếp cận các nguồn thông tin mới, cập nhật các kiến thức của bộ môn hỗ trợ cho việc giảng dạy tại nhà trường phổ thông, bản thân mỗi giáo viên cần tự đào tạo thông qua các học liệu mở ngay trong tổ, nhóm bộ môn và thư viện của từng nhà trường phổ thông nơi giáo viên đang công tác.

Ba đề xuất xây dựng học liệu mở để nâng cao chất lượng giáo viên phổ thông ảnh 3Danh sách các mô hình giáo dục mở ở Việt Nam

Hai là, giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội cần có bước đầu áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh thông qua hệ thống học liệu mở, E-learning, thông qua các bài tập mở, thiết kế, tạo diễn đànhọc tập (thông qua facebook, thiết kế googlesites...) để học sinh tham gia hoạt động thảo luận, trao đổi, góp ý, làm việc nhóm và nộp bài kiểm tra của cá nhân và nhóm học sinh ngay tại nhà trường phổ thông.

Ba là, giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội cần chia sẻ tri thức về học liệu mở và kinh nghiệm giảng dạy.

Bốn là, giáo viên các môn khoa học tự nhiên và xã hội chia sẻ các nội dung sách giáo khoa số hoá cho các đồng nghiệp, các giáo viên có thể điều chỉnh bài dạy theo tính địa phương và phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh là các dân tộc thiểu số, học sinh các vùng còn khó khăn về kinh tế, học sinh vùng xâu, vùng xa.

Thông qua học liệu mở, người giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội cần khơi gợi cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ, giải quyết các vấn đề mà bài giảng của thầy, cô đưa ra trong giờ dạy.

Thùy Linh