Năm Sửu, kể chuyện trâu với văn hóa người Việt

17/02/2021 11:24
Tùng Dương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Hình ảnh con trâu cần cù, bền bỉ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt từ ngàn đời nay.

Hình tượng con trâu khá phổ biến trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là trong nền văn hóa Việt Nam.

Dù có những hình thức thể hiện khác nhau, nhưng hình tượng trâu ở các nền văn hóa đều có những điểm chung đó là biểu hiện cho sức khỏe vì là vật nuôi lấy sức cày kéo trong nông nghiệp, tượng trưng cho sự chắc chắn, đức tính trung thành, hiền lành và cần cù.

Ở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, con trâu được người nông dân coi như bạn thân. Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt, nó còn là vật gắn bó nghĩa tình, bầu bạn với người nông dân...

Hình ảnh con trâu cần cù, bền bỉ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt từ ngàn đời nay. Ảnh: Tùng Dương.

Hình ảnh con trâu cần cù, bền bỉ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt từ ngàn đời nay. Ảnh: Tùng Dương.

Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam, con trâu hiền lành, chịu thương chịu khó đã trở thành người bạn của nhà nông, tham gia vào nhiều công đoạn làm ruộng, từ cày vỡ, cày ải, cày đánh luống đến bừa vỡ, bừa kĩ, bừa trang luống và con trâu đi trước cái cày theo sau đã thành một trong những hình ảnh biểu trưng về cảnh làm ăn của người nông dân Việt Nam.

Rồi những câu ca dao “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” là hai câu ca dao vẽ nên bức tranh về đồng quê Việt Nam vào mùa vụ.

Qua mùa cày cấy, trâu lại làm cái việc kéo xe, vận chuyển những nguyên vật liệu cần thiết cũng như chuyên chở thành quả lao động sau khi thu hoạch.

Sau những lúc làm nông, hình ảnh chú trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên lưng trâu vắt vẻo mục đồng thổi sáo là hình ảnh của phong cảnh bình yên, nên thơ và lãng mạn của làng quê Việt, hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, hay con trâu đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ, cùng đầm mình trong vũng ao hồ nước là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm giác thị vị thanh bình vùng miền quê Việt Nam.

Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền và tri thức về loài vật của người Việt về con trâu là có sớm nhất, hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm.

Màn múa rồng khai mạc lễ Hôi Tịch điền: Ảnh: Tùng Dương
Màn múa rồng khai mạc lễ Hôi Tịch điền: Ảnh: Tùng Dương

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có nguồn gốc từ rất xa xưa do vua Thần Nông khai mở. Theo ghi chép của cuốn “Việt lược sử” biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987), Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu một phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

Từ đó, hằng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Sau phần khai hội, một cụ cao niên của xã Đọi Sơn đã thực hiện nghi lễ hóa thân thành hình tượng Vua Lê Đại Hành đi cày tịch điền khai xuân. Đặc biệt những con trâu tham dự lễ hội đã được người dân vẽ, trang trí rất đẹp với cầu mong một mùa bội thu.

Năm nay trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Hà Nam yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương… kích hoạt lại toàn bộ hệ thống, lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 ở tất cả các cấp.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng dừng tổ chức 3 lễ hội lớn đầu năm gồm: Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn; Lễ Hội Phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương và Khai hội chùa Tam Chúc năm 2021 để đảm bảo an toàn nhằm phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất.

Những hình ảnh tư liệu vẽ trâu tại lễ Hội Tịch điền:

Những chú trâu được vẽ trang trí rất cầu kỳ, lạ mắt. Ảnh: Tùng Dương.
Những chú trâu được vẽ trang trí rất cầu kỳ, lạ mắt. Ảnh: Tùng Dương.
Trâu được chọn lựa rất kỹ để tham dự lễ hội Tịch điền hàng năm. Ảnh: Tùng Dương.
Trâu được chọn lựa rất kỹ để tham dự lễ hội Tịch điền hàng năm. Ảnh: Tùng Dương.
Nhiều họa sỹ nước ngoài cũng tham dự vẽ trâu tại lễ hội Tịch điền. Ảnh: Tùng Dương.
Nhiều họa sỹ nước ngoài cũng tham dự vẽ trâu tại lễ hội Tịch điền. Ảnh: Tùng Dương.
Mọi người thỏa sức sáng tác trên những chú trâu với nhiều hoa văn, hình vẽ. Ảnh: Tùng Dương.
Mọi người thỏa sức sáng tác trên những chú trâu với nhiều hoa văn, hình vẽ. Ảnh: Tùng Dương.
Những hình vẽ của các họa sỹ thể hiện những ước vọng năm mới trên lưng trâu tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Những hình vẽ của các họa sỹ thể hiện những ước vọng năm mới trên lưng trâu tại lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Những bông hoa rực rỡ trên những chú trâu tham dự lễ hội Tịch điền. Ảnh: Tùng Dương.
Những bông hoa rực rỡ trên những chú trâu tham dự lễ hội Tịch điền. Ảnh: Tùng Dương.
Có những chú trâu được vẽ như chiến binh. Ảnh: Tùng Dương.
Có những chú trâu được vẽ như chiến binh. Ảnh: Tùng Dương.
Chú trâu này được hóa trang thành hổ vằn. Ảnh: Tùng Dương.
Chú trâu này được hóa trang thành hổ vằn. Ảnh: Tùng Dương.
Hình tượng rồng được trang trí trên lưng trâu để thể hiện sự dũng mãnh. Ảnh: Tùng Dương.
Hình tượng rồng được trang trí trên lưng trâu để thể hiện sự dũng mãnh. Ảnh: Tùng Dương.
Chú trâu này được khoác một "tấm thảm" với nhiều họa tiết. Ảnh: Tùng Dương.
Chú trâu này được khoác một "tấm thảm" với nhiều họa tiết. Ảnh: Tùng Dương.
Để được tham gia vẽ trâu tại lễ hội Tịch Điền sẽ phải đăng ký trước với ban tổ chức lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Để được tham gia vẽ trâu tại lễ hội Tịch Điền sẽ phải đăng ký trước với ban tổ chức lễ hội. Ảnh: Tùng Dương.
Sau lễ hội, những chú trâu vẫn được để nguyên mầu vẽ và ra đồng tham gia sản xuất. Ảnh: Tùng Dương.
Sau lễ hội, những chú trâu vẫn được để nguyên mầu vẽ và ra đồng tham gia sản xuất. Ảnh: Tùng Dương.
Những chú trâu tham gia lễ hội Tịch điền đều phải là trâu khỏe mạnh, cân đối được tuyển chọn từ những hộ dân trong xã. Ảnh: Tùng Dương.
Những chú trâu tham gia lễ hội Tịch điền đều phải là trâu khỏe mạnh, cân đối được tuyển chọn từ những hộ dân trong xã. Ảnh: Tùng Dương.
Chú nghé con lạ lẫm nhìn trâu mẹ sau khi được vẽ hình với nhiều mầu sắc. Ảnh: Tùng Dương.
Chú nghé con lạ lẫm nhìn trâu mẹ sau khi được vẽ hình với nhiều mầu sắc. Ảnh: Tùng Dương.
Sau phần khai hội, một cụ cao niên của xã Đọi Sơn đã thực hiện nghi lễ hóa thân thành hình tượng Vua Lê Đại Hành đi cày tịch điền khai xuân. Ảnh: Tùng Dương.
Sau phần khai hội, một cụ cao niên của xã Đọi Sơn đã thực hiện nghi lễ hóa thân thành hình tượng Vua Lê Đại Hành đi cày tịch điền khai xuân. Ảnh: Tùng Dương.
Theo ghi chép của cuốn “Việt lược sử” biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987), Vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu một phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông. Ảnh: Tùng Dương.
Theo ghi chép của cuốn “Việt lược sử” biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987), Vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu một phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông. Ảnh: Tùng Dương.
Nhưng chú trâu tham dự lễ hội Tịch điền đều được vẽ trên mình với nhiều hoa văn, mầu sắc, đây là lễ hội vẽ trâu độc đáo, đặc biệt mà không nơi nào có được. Ảnh: Tùng Dương.
Nhưng chú trâu tham dự lễ hội Tịch điền đều được vẽ trên mình với nhiều hoa văn, mầu sắc, đây là lễ hội vẽ trâu độc đáo, đặc biệt mà không nơi nào có được. Ảnh: Tùng Dương.
Những người dân ở xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã ra đồng cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền đầu xuân năm mới ở cánh đồng làng, khai mở một năm lao động được mùa, mưa thuận gió hòa. Đây là một phong tục đẹp, giáo dục truyền thống lao động cho nhiều tầng lớp nhân dân. Ảnh: Tùng Dương.
Những người dân ở xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã ra đồng cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền đầu xuân năm mới ở cánh đồng làng, khai mở một năm lao động được mùa, mưa thuận gió hòa. Đây là một phong tục đẹp, giáo dục truyền thống lao động cho nhiều tầng lớp nhân dân. Ảnh: Tùng Dương.
Tùng Dương