Mạng "Những người yêu thích hàng không" ngày 18/7/2014 vừa đăng tải bài thông tin giải đáp câu hỏi thắc mắc của nhiều độc giả hỏi rằng vì sao chiếc máy bay Boeing - 777 của Malaysia phải bay qua không phận của Ucraine.
Đường Vòng cung lớn từ Malaysia đến Hà Lan |
Mạng thông tin này cho biết để tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và chi phi cho hành trình hành, hãng hàng không của Malaysia và một số hãng của các nước khác thực hiện lộ trình bay theo đường vẽ hình vòng cung lớn như mô tả trên hình ảnh phía trên.
Đường vong cung này được mô tả là "Great Circle" - chính là đường cơ sở để máy bay của các hãng hàng không trên thế giới khi thực hiện lộ trình hoạch định bay.
Vì Trái Đât hình cầu nên các đường bay có máy bay đang vận hành tuân thủ các đường vòng cung lớn giống như trên hình khi xuất phát và dừng tại điểm đến đã định.
Thực hiện theo lộ trình đường cung lớn này giúp máy bay tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian và đường bay sẽ ngắn nhất và chính vì vậy chi phí cho mỗi chuyến bay sẽ được tiết kiệm tối đa.
Rõ ràng là tất cả các máy bay bay cùng tuyến không thể cùng lúc bay dọc theo đường cung lớn. Mỗi máy bay khi xuất phát phải tuân thủ quy tắc SID (Standard Instrumental Departure), đồng thời phải tuân thủ quy định của các quốc gia có không phận hoặc khi bay qua các vùng không phận nguy hiểm (trong trường hợp tai nạn của chiếc MH17, trước đó nhà chức trách Ucraine đã yêu cầu các máy bay dân dụng phải bay cao hơn độ cao 7.900 mét để tránh khả năng bị tấn công nhầm nhưng rất tiếc thảm kịch vẫn diễn ra) như nơi đang có thời tiết xấu, xung đột quân sự...
Tất cả các hãng hàng không của châu Âu hiện nay đều bay cùng tuyến và phải bay qua không phận của các nước như chiếc MH17 của Malaysia bay qua khi thực hiện các chuyến bay đến châu Á.
Thực tế thì chuyến bay SQ351 (B777) của hãng Singapore Airlines và AI113 (B787) của Air India cũng đang bay rất gần chiếc MH17 của Malaysia Airlines khi nó bị tên lửa bắn hạ ở Đông Ucraine.
Sau vụ tai nạn chính quyền Ucraine đã đóng cửa không phận ở phía Đông để đề phòng các bất chắc.