Ông Michel Troquet - Chủ tịch Hội đồng khoa học AUF (Tổ chức Đại học Pháp ngữ bao gồm gần 800 trường đại học trên 94 quốc gia thuộc khối cộng đồng Pháp ngữ, hoạt động nhằm hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các trường ĐH thành viên, với 3 tôn chỉ: tương trợ, chất lượng, sử dụng tiếng Pháp) cho biết, việc xếp hạng các trường đại học phải dựa vào những góc độ cụ thể để đưa ra những ý tưởng đổi mới. Một câu hỏi đặt ra ở đây: Xếp hạng đại học có phải là cạnh tranh hay hợp tác lẫn nhau? Trong những năm qua, chúng ta thường dựa vào bảng xếp hạng Thượng Hải (Academic ranking of world universites của ĐH Giao thông Thượng Hải - Shanghai Jiao Tong University), bảng xếp hạng này khá được quan tâm.
Tại Pháp, để có được các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng, Bộ Đại học Pháp đã có nhiều văn bản xếp hạng liên quan tới các tiêu chí của ĐH Giao thông Thượng Hải đưa ra. Khi xác định được các tiêu chí cụ thể, Chính phủ Pháp chỉ đầu tư cho khoảng 10 trường đại học để cạnh tranh với các trường đại học hàng đầu thế giới.
“Bảng xếp hạng Shanghai Jiao Tong University thực tế rất quan trọng, các doanh nghiệp thường dựa vào đó để có những nghiên cứu nhiều trường đại học ở Châu âu nhằm tuyển dụng nhân tài”, ông Michel Troquet cho biết.
Theo ông Michel Troquet, điều khó khăn lớn nhất đối với các nước là làm sao đưa những trường đại học của mình lọt vào top 500 trên tổng số 17.000 trường mà ĐH Giao thông Thượng Hải tổ chức xếp hạng. Muốn như vậy phải làm sao xếp hạng các trường đại học cùng một mô hình, Pháp vẫn thường làm điều này với các mô hình như kỹ sư hay thương mại… thêm nữa các tiêu chí định ra phải rõ ràng, phải định ra được các tiêu chí chính.
Trên thực tế, nhiều trường ở Pháp có những mục tiêu, tiêu chí riêng cho mình như việc sinh viên hòa nhập quôc tế như thế nào? Ngay cả ở Pháp những sinh viên cũng được xếp hạng hàng năm, việc xếp hạng đó liên quan tới đời sống sinh viên và song song với đó vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo.
Ông David Bel cho biết, kinh nghiệm của Trung Quốc là thành lập hệ thống các trường đại học hàng đầu để chú trọng đầu tư. Ảnh Xuân Trung. |
Trong những năm qua, xếp hạng đại học là vấn đề nóng hổi trong đời sống các trường đại học, quan niệm xếp hạng cũng cần phải suy nghĩ để soạn lên một mô hình xếp hạng khác nhau. Đại diện Trường Đại học Sư phạm Nam Trung – Trung Quốc, ông David Bel cho rằng, xếp hạng đại học bây giờ chủ yếu mang tính kênh viện, ở Trung Quốc hệ thống GDĐH mang tính chọn lọc, học sinh phải trải qua các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, kỳ thi này được đánh giá khó và được coi như một kỳ thi cuộc đời của học sinh.
Để vào được những trường đại học tốt, học sinh và phụ huynh phải chấp nhận rủi ro, nếu không muốn rủi ro các em có thể đi du học các nước để tránh vào những trường không tốt.
Ông David Bel cũng cho biết, cuộc cải cách giáo dục năm 1992 của Trung Quốc đã mở cửa cho nhiều sinh viên được vào học đại học, và đại học đã trở thành cấp phổ thông, số lượng sinh viên tăng theo cấp số nhân với hy vọng tính dân chủ sẽ cao, tuy nhiên không hẳn như vậy.
Ngay thời điểm năm 1992 ở Trung Quốc đã đề ra hai chương trình với mục tiêu một số trường đại học có thể lọt vào top các trường đẳng cấp quốc tế, họ chia làm hai chương trình: chương trình 211 và chương trình 985, đặc biệt là chương trình 985 (triển khai từ tháng 5 năm 1998) được coi là trọng điểm, các trường nằm trong chương trình này để cạnh tranh với các trường đại học khác, nhằm mục tiêu làm sao để các trường ở Trung Quốc lọt vào danh sách các trường đẳng cấp quốc tế.
“Trước chính sách duy ý chí đó làm thế nào để có trường đại học đẳng cấp quốc tế, phương hướng làm thế nào? Lúc đó Trung Quốc có hệ thống 9 trường đại học hàng đầu và hàng năm thường xuyên họp để đặt ra các tiêu chí cụ thể. Đại học đẳng cấp quốc tế theo tôi là đại học chất lượng cao, cao từ giáo viên, sinh viên, trang thiết bị, đại học này có đóng góp gì cho xã hội và đất nước hay không?”, ông David Bel chia sẻ.
Cũng theo ông David Bel, trong khuân khổ chương trình 985, Trung Quốc cho ra tiêu chí các trường muốn được tham gia xếp hạng phải nhất thiết có đào tạo ngành Y khoa (Đại học Y khoa Bắc Kinh), nếu theo tiêu chí này các trường nhỏ sẽ mất bản sắc riêng.
Chia sẻ về tiêu chí xếp hạng cho các trường đại học ở Việt Nam, bà Bùi Trần Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, muốn có các trường nằm trong bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách dài lâu. Ở đây có hai hướng đi, một là thúc đẩy các trường đại học đang có để trở thành đại học đẳng cấp, hai là thành lập các trường mới với các mục tiêu đầu tư trọng yếu để có được trường đẳng cấp.
Chia sẻ về tiêu chí xếp hạng cho các trường đại học ở Việt Nam, bà Bùi Trần Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, muốn có các trường nằm trong bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách dài lâu. Ở đây có hai hướng đi, một là thúc đẩy các trường đại học đang có để trở thành đại học đẳng cấp, hai là thành lập các trường mới với các mục tiêu đầu tư trọng yếu để có được trường đẳng cấp.
Bà Bùi Trần Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, muốn có các trường nằm trong bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách dài lâu. Ảnh Xuân Trung. |
Trước ý tưởng này của Việt Nam nhiều chuyên gia quốc tế đặt câu hỏi: Thay vì xây dựng mới các trường để đầu tư cho được đẳng cấp, tại sao chúng ta không cải thiện chương trình của trường đại học hiện có để thành trường đẳng cấp? Bà Phượng cho biết, đã nghiên cứu chiến lược của Bộ GD&ĐT về xếp hạng đại học, về quan điểm cá nhân, bà không dám bảo vệ vì trong chiến lược đó có nhiều mâu thuẫn.
“Việc xây dựng các trường mới để xác định xếp hạng là không khả thi, vì các trường mới thành lập không thể tích lũy được thời gian, về nghiên cứu khoa học. Đó chính là chính sách. Tôi làm trong Trường Đại học Hoa Sen, tôi thường dựa vào bối cảnh cụ thể để nhìn nhận ở từng giai đoạn của mình, xem mình có thể làm được những gì”, bà Phượng nhấn mạnh.
“Việc xây dựng các trường mới để xác định xếp hạng là không khả thi, vì các trường mới thành lập không thể tích lũy được thời gian, về nghiên cứu khoa học. Đó chính là chính sách. Tôi làm trong Trường Đại học Hoa Sen, tôi thường dựa vào bối cảnh cụ thể để nhìn nhận ở từng giai đoạn của mình, xem mình có thể làm được những gì”, bà Phượng nhấn mạnh.
Bà Bùi Trần Phượng cũng thẳng thắn cho rằng, việc xếp hạng không quan trọng bằng trường đại học đó có hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào mà xã hội đang mong đợi hay không.
Nhận định chung của các chuyên gia quốc tế cho rằng, các trường muốn được xếp hạng cần đòi hỏi chúng ta phải cải cách hệ thống, mở rộng đa dạng hóa loại hình đào tạo. Nhận định chung của các chuyên gia, cho đến nay Việt Nam chưa có trường nào đạt được đẳng cấp quốc tế, như vậy chính sách này chưa biết khi nào thực hiện được, nhưng từ nay tới lúc đó chắc chắn sẽ tốn rất nhiều tiền.
ĐIỂM NÓNG |
|
Xuân Trung