LTS: Thẳng thắn đặt ra câu hỏi "Có nên dùng 5 bước lên lớp của VNEN vào giáo dục truyền thống?", tác giả Sơn Quang Huyến đưa ra quan điểm của mình thông qua bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Gần đây, một số địa phương sau khi bỏ mô hình VNEN chuyển về mô hình truyền thống đã buộc giáo viên soạn, giảng trong năm học 2018-2019 theo mô hình VNEN.
Mô hình VNEN đã thể hiện “đầy đủ” những điều bất cập, không thể áp dụng tiếp trên địa phương, buộc giáo viên áp dụng phương pháp soạn giảng của nó.
Điều này gây nên tâm lý nghi ngại của giáo viên với chỉ đạo của ngành.
Mô hình giáo dục VNEN (Ảnh minh họa: vtv.vn). |
Khi nghi ngại, tâm tư chưa thông, nếu có làm thì hiệu quả công việc khó mà đạt được như ý muốn.
Vậy có nên áp dụng phương pháp soạn, giảng của VNEN vào mô hình giáo dục truyền thống không?
Với mô hình truyền thống, năm bước lên lớp gồm:
A. Ổn định tổ chức.
B. Hỏi bài cũ.
C. Giảng bài mới.
D. Luyện tập, củng cố bài.
E. Dặn dò học bài cũ, tìm hiểu bài mới.
Kỹ thuật dạy học này được lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực, được đúc rút kinh nghiệm qua thời gian dài.
VNEN đang được "phục hoạt" trong chương trình mới như thế nào? |
Mặt khác, áp dụng linh hoạt trong dạy bài mới, kiến thức đơn lẻ, có tính kế thừa bài trước cho bài sau.
Với soạn, giảng theo năm bước của VNEN, gồm các hoạt động:
A: Khởi động.
B: Hình thành kiến thức.
C: Luyện tập.
D: Vận dụng
E. Tìm tòi mở rộng.
Với kỹ thuật dạy học này chỉ áp dụng cho dạy học theo các chủ đề kiến thức, theo kiểu sách giáo khoa VNEN.
Kỹ thuật này, nhiều giáo viên khi tham gia dạy VNEN không đồng tình, kết quả giáo dục không đạt yêu cầu gây nên sự phản đối diện rộng trên bình diện cả người dạy và người học.
Đang sử dụng sách giáo khoa truyền thống, nay phương pháp soạn giảng lại theo VNEN, điều này chẳng khác nào “VNEN hóa” chương trình cũ.
Dù đánh tráo khái niệm, không còn “mô hình VNEN” là mô hình “trường học mới”, nhưng chỉ là bình mới rượu cũ.
Nếu chương trình mới sử dụng mô hình, phương pháp VNEN sẽ là bước thụt lùi |
Việc áp dụng “soạn, giảng theo năm bước lên lớp của VNEN” hay của “mô hình trường học mới” vào dạy học sách giáo khoa truyền thống, phải chăng đang có sự “hoài niệm” không đáng có về “chiến thắng” của giáo dục?
Có giải thích, áp dụng phương pháp VNEN vào dạy truyền thống là “đi tắt, đón đầu” cho chương trình mới cải cách, chương trình mới hoàn toàn dự trên VNEN.
Nếu như thế, chẳng khác nào “vác đèn chạy trước ô tô”.
Nếu đúng như thế, Bộ Giáo dục cần phải cân nhắc thật kỹ, đừng đưa học sinh vào thử nghiệm nữa. Hãy rút ra bài học từ VNEN, đừng dẫm vào vết xe đổ của VNEN.
Mô hình VNEN đã thất bại, cả nội dung và phương pháp. Có nên chăng áp dụng phương pháp của nó cho giáo dục truyền thống? Theo tôi là không nên.