Sửa đổi mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục được quy định tại Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 như sau:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Lương giáo viên sẽ cao hơn lương sĩ quan công an, quân đội? |
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, mục tiêu giáo dục được có thêm yêu cầu “phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.”
Cụ thể, mục tiêu giáo dục sửa đổi như sau:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.”.
Cùng với mục tiêu giáo dục, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi cũng bổ sung các nội dung liên quan như phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên...
Khuyến khích biên soạn nhiều loại sách giáo khoa
Theo Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc;
Theo Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh họa: VTV.vn) |
Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất trong cả nước và việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt.
Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong dạy và học ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa;
Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa;
Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.