Không nên so sánh học sinh này với học sinh khác

29/05/2016 08:05
Đinh Thị Minh Huyền
(GDVN) - Chúng tôi tin rằng, việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 sẽ ngày càng giúp học sinh phát triển toàn diện hơn, tạo điều kiện cho các em tự tin hơn.

LTS: Tiếp tục những ý kiến của thầy cô giáo xoay quanh việc thực hiện Thông tư 30 trong đánh giá học sinh tiểu học, hôm nay, tòa soạn gửi tới bạn đọc ý kiến của cô giáo Đinh Thị Minh Huyền.

Cô Huyền hiện đang công tác tại trường Tiểu học Sơn Thành, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình, cô chỉ ra hiệu quả cũng như những khó khăn còn tồn tại khi trực tiếp thực hiện theo Thông tư này. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ở bậc học Tiểu học, Bộ GD&ĐT đã lựa chọn nội dung đổi mới đánh giá học sinh. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Trước đây, chúng ta chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh khi các em đã học xong một nội dung kiến thức nào đó. Chẳng hạn sau khi xem bảng điểm một bài kiểm tra của một lớp, khi học sinh có điểm số khác nhau, giáo viên hoặc cha mẹ học sinh đều đánh giá em này học hơn em kia vì em đó có điểm số cao hơn hay ngược lại. 

Sau một năm thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy, cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30 có rất nhiều ưu điểm khi đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, sự tiến bộ, kết quả học tập các môn học và các hoạt động giáo dục, đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh.

Không nên so sánh học sinh này với học sinh khác ảnh 1

Trưởng phòng giáo dục Tiểu học tỉnh Đồng Tháp bàn về Thông tư 30

(GDVN) - Việc áp dụng Thông tư 30 là điều khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện nên sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận, rút kinh nghiệm.

Việc kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tư vấn, tác động của giáo viên tới học sinh nhằm thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá. Như vậy kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn thuần là ra một đề bài kiểm tra, học sinh làm và giáo viên chấm điểm. 

Quá trình đánh giá diễn ra thường xuyên và toàn diện. Đánh giá học sinh cả về việc học sinh nắm được kiến thức nào, kĩ năng thực hành ra sao, trong khi học sinh thực hiện các hoạt động để lĩnh hội kiến thức và thể hiện kĩ năng thì các năng lực và phẩm chất của học sinh cũng được hình thành, phát triển và bộc lộ. 

Khi đánh giá thường xuyên, không chấm điểm đã giảm áp lực hàng ngày cho học sinh. Không so sánh học sinh này với học sinh khác. 

Học sinh thường xuyên được giáo viên hướng dẫn, tư vấn, động viên khích lệ. Bên cánh đó học sinh còn được tự nhận xét, đánh giá minh và được bạn đánh giá, nhận xét. Không đánh giá hạnh kiểm mà thay vào đó là đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh. 

Đánh giá định kì được đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét ở một số môn học. Như vậy vừa đánh giá định tính, vừa đánh giá định lượng, kết hợp nhận xét với điểm số giúp giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhìn nhận, đánh giá kết quả học tập của học sinh đầy đủ hơn, toàn diện hơn

Để có lời nhận xét thường xuyên tới học sinh thì buộc giáo viên phải đọc kỹ bài của các em, phải hiểu rõ từng học sinh từ học tập tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 

Để có lời nhận xét thường xuyên tới học sinh thì buộc giáo viên phải đọc kỹ bài của các em, phải hiểu rõ từng học sinh từ học tập tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)
Để có lời nhận xét thường xuyên tới học sinh thì buộc giáo viên phải đọc kỹ bài của các em, phải hiểu rõ từng học sinh từ học tập tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)

Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá thể hiện phụ huynh học sinh không chỉ cần nghe điểm để phán xét năng lực của con cái mà còn là cơ sở để các bậc cha mẹ tham gia dạy con học ở nhà, định hướng việc học của con.
 
Việc đánh giá học sinh ở trường của thầy cô, ở nhà của cha mẹ có nghĩa là mọi hoạt động, hành vi, trải nghiệm thông qua kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất của học sinh đều được ghi nhận, đánh giá. 

Đánh giá của phụ huynh học sinh (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)
Đánh giá của phụ huynh học sinh (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)

Đổi mới đánh giá học sinh nên người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học, dạy làm sao để phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng học sinh. 

Giáo viên cần động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời những tiến bộ của học sinh, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở học sinh các thói quen trong học tập như rèn luyện chữ đẹp, giữ vở sạch, tự giác học bài, làm bài, động viên, giúp đỡ học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ như thi toán ViOlympic, thi Tiếng Anh trên mạng...

Trên cơ sở học sinh tiếp thu được những kiến thức theo chuẩn thì học sinh còn được giáo viên quan tâm chỉ dẫn đến việc rèn luyện kỹ năng thông qua việc thực hiện yêu cầu môn học, bài học qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp. 

Không nên so sánh học sinh này với học sinh khác ảnh 5

Bỏ chấm điểm tiểu học và tiếng nói của những người trong cuộc

(GDVN) - Có người nói Thông tư 30 đặt trọn niềm tin vào giáo viên, Phòng GD&ĐT khó kiểm soát lao động của họ. Do đó, dễ dẫn đến “hòa cả làng” trong kết quả đánh giá.

Từ đó các năng lực của học sinh được nâng lên rõ rệt, các em thích hoạt động tập thể trong nhóm, lớp; tự giác, tích cực, chủ động trong việc học tập cũng như các hoạt động khác, một số em còn thể hiện sự chủ động trong tiếp thu kiến thức cũng như tham gia các hoạt động như văn nghệ thể dục thể thao hay lao động vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, dọn vệ sinh… 

Làm cho học sinh đi học đều, đúng giờ, hoàn thành bài học bài làm đầy đủ; chăm làm việc nhà, việc lớp, tích cực trong các hoạt động từ thiện. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, thân thiện gần gũi nhau hơn, biết chia sẻ động viên quan tâm đến những người xung quanh hơn. 

Tuy nhiên khi thực hiện Thông tư 30 chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như: 

- Hồ sơ đánh giá (Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học bạ kì I, cuối năm). Giáo viên phải ghi nhiều nhận xét học sinh.

- Việc xây dựng kế hoạch nghiệm thu, bàn giao học sinh thực hiện trong thời gian dài từ lúc ra đề, thẩm định đề, tổ chức kiểm tra, thẩm định bài kiểm tra, họp xét khen thưởng, họp bàn giao, hoàn thiện hồ sơ,…

- Một số giáo viên còn hạn chế về kĩ thuật quan sát, nhận xét, tư vấn.

Để giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi đánh giá học sinh, chúng tôi mong muốn cấp trên nghiên cứu để hồ sơ đánh giá, quy trình nghiệm thu bàn giao được tinh gọn hơn.

Chúng tôi tin tưởng rằng, việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 sẽ ngày càng giúp học sinh phát triển toàn diện hơn, tạo điều kiện cho các em vững vàng, tự tin hơn ở những bậc học tiếp theo.

Đinh Thị Minh Huyền