Học trường phố nghe oai hơn trường làng

19/04/2016 07:10
Thùy Linh
(GDVN) - Khi tâm lý sính trường điểm, trường “xịn” vẫn tồn tại, chưa có xu hướng giảm thì hiện tượng “chạy” trường còn diễn ra.

Mấy năm trở lại đây, hình ảnh những phụ huynh xếp hàng từ 2-3 giờ sáng hay để nộp đơn cho con vào học một ngôi trường tiểu học “điểm” ở TP.Hồ Chí Minh gây xôn xao đến việc hàng nghìn phụ huynh xếp hàng cả đêm, chen lấn xô đẩy đổ cổng trường để nộp đơn vào trường Thực nghiệm ở Hà Nội. 

“Chạy” trường đang là một vấn nạn nhức nhối trong ngành giáo dục hiện nay bởi tâm lý chung của phụ huynh, ai cũng muốn con cái được học ở một ngôi trường có môi trường học tập tốt, cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng học tập hiện đại. 

Học trường phố nghe oai hơn trường làng ảnh 1
“Chạy” trường đang là một vấn nạn nhức nhối trong ngành giáo dục hiện nay (Ảnh: nld.com.vn)

Năm 2016, câu chuyện này bắt đầu nóng lên sau khi ngày 9/4 vừa qua chương trình VTV24 phát sóng câu chuyện về “chạy” trường trong chuyên mục “Tiếng trống cải cách” đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. 

Nhiều phụ huynh không cần biết ngôi trường đó có tốt hay không nhưng nhất quyết xin cho bằng được vì trường "phố" nghe oai hơn trường "làng”. 

Nói về chủ đề “chạy” trường cho con, chị H. (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết:

Khi con học cấp 1, cấp 2 thì chúng tôi cho con học gần nhà để đi đón cho tiện chứ đi học trường xa mà phải đi ô tô, con mà say xe nữa thì chả khác nào đày ải chúng. Hơn nữa, “chạy” trường tốn rất nhiều tiền, học phí thì cao mà gia đình tôi có 3 đứa con, chạy từ cấp 1 thì tiền nào cho đủ. 

Nhưng lên tới cấp 3 thì vợ chồng tôi sẽ chấp nhận mất một khoản phí lớn để “lót tay” cho con vào trường có thương hiệu vì đây là bậc học quyết định đến tương lai sau này của con nên việc học ở trường có “tiếng” thì cũng yên tâm phần nào về chất lượng
”. 

Nhìn nhận vấn đề nhức nhối này từ một giáo viên, cô T. - hiện đang dạy tại một trường tiểu học thuộc tỉnh Đắc Nông chia sẻ:

Vì tâm lý phụ huynh luôn muốn con cái họ có môi trường học tập tốt nên khi điều kiện kinh tế khá giả họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để “chạy” cho con vào trường điểm, trường danh tiếng, chỉ vùng sâu, vùng xa thì mới không có tình trạng này. 

Học trường phố nghe oai hơn trường làng ảnh 2

Chúng ta lại bắt đầu mùa chạy trường cho con

(GDVN) - Phụ huynh đừng mải lo việc “chạy trường” cho con mà quên đi việc chung tay cùng thầy cô trong giáo dục con cái.


Nhưng rõ ràng, vì ở các “trường điểm” thường tập trung con cái của những gia đình có điều kiện, sẵn sàng nộp một khoản tiền lớn.

Vì những khoản tiền đó thì trường sẽ đầu tư khuôn viên khang trang, trang thiết bị học tập hiện đại còn các trường “làng” nhiều gia đình lo ăn, lo mặc cho con từng ngày nên các em thiệt thòi về điều kiện sinh hoạt, khuôn viên vui chơi, đồ dùng học tập. 

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, học sinh trường “làng” sẽ học kém hơn trường “phố
”.  

Từng chứng kiến cảnh phụ huynh chật vật xin xỏ “chạy” để con được học trường “phố” nhưng được vài tuần sau đó, gia đình phải cho con về học trường “làng”, cô T. kể lại:

Phụ huynh kêu than vì đưa đón con mất nhiều thời gian, lên phố học thì tiền phải nộp với số tiền lớn mà con không theo kịp các bạn nên đành phải cho con quay về học trường “làng”. 

Vào vai một người muốn “chạy” trường cho con, phóng viên liên hệ với cô M. (nhân vật môi giới) hướng dẫn cách thức “chạy” trường, ngay giữa một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên khó khăn mà giá cả được đưa ra với mức 20 triệu đồng/suất lớp 6 vào một “trường phố” và 5 triệu đồng cho người môi giới, tổng cộng là 25 triệu đồng. 

Cứ đà này, khi tâm lý sính trường điểm, trường “xịn” vẫn tồn tại, chưa có xu hướng giảm thì hiện tượng “chạy” trường còn diễn ra và gây ra những sức ép tiêu cực lớn, tạo không khí áp lực mà đối tượng chịu trực tiếp chính là nhà trường, phụ huynh và chính các em.

Thùy Linh