Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là một doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành các loại sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục khác.
Như vậy Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là một doanh nghiệp cung cấp sách giáo khoa cho thị trường và các trường học.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ (ảnh nhỏ) và Quyết định 778 năm 2015 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: H.L) |
Việc cung cấp sách giáo khoa cũng chịu sự quản lý nhà nước của các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương. Sở Giáo dục cũng có thể có tiếng nói ảnh hưởng nhất định đến các cơ sở giáo dục trong địa phương về việc sử dụng sách giáo khoa.
Tại Nghị quyết Quốc hội số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục có quy định: “Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường”.
Kỳ lạ, Ban soạn thảo sách giáo khoa miền Nam nhận tiền từ Nhà xuất bản |
Luật sư Lễ nhận xét, với tinh thần như vậy thì các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa trên cơ sở chất lượng của các bộ sách, mức độ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cũng như khả năng của các Nhà xuất bản.
Có thể tách bạch việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mời các chuyên gia giáo dục đầu ngành về thẩm định, biên soạn sách giáo khoa thì việc trả thù lao là hợp lý.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ đánh giá, nhưng việc mời chính các cán bộ công chức nhà nước của các sở Giáo dục và Đào tạo địa phương để tham gia Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa xem như dấu hiệu doanh nghiệp “vừa sản xuất, vừa nghiệm thu” luôn nơi tiêu dùng.
Luật sư Lễ nói, đây cũng là dấu hiệu không khách quan của sở Giáo dục và Đào tạo địa phương khi tham gia Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa.
Hiện nay nhà nước cho phép nhiều đơn vị soạn thảo xuất bản sách giáo khoa nên cũng phải cạnh tranh trong chất lượng và thẩm định minh bạch chất lượng sách giáo khoa của địa phương khi chọn sách giáo khoa sử dụng.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ nêu vấn đề, nhưng nếu một doanh nghiệp như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi trả thù lao cho cán bộ công chức nhà nước của sở Giáo dục và Đào tạo địa phương để tham gia Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa là có ưu thế trong việc cung cấp sách tại địa phương.
Doanh nghiệp được chi trả thù lao này có lợi thế cạnh tranh hơn hoặc cản trở hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp khác cùng xuất bản hoặc biên soạn sách giáo khoa.
Luật sư Lễ nhấn mạnh, cụ thể Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định tại Điều 44 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.