Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố: Nhật Bản không thể thừa nhận hoạt động lấn biển xây đảo của Trung Quốc |
Ngày 16 tháng 6, Chính phủ Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao Lục Khang ngang nhiên tuyên bố: "Căn cứ vào kế hoạch đã định, xây dựng của Trung Quốc ở một bộ phận đá ngầm trên quần đảo Trường Sa sắp hoàn thành công trình bồi lấp".
Lục Khang còn nói rõ là công trình này có mục đích quân sự: "Ngoài đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự cần thiết (bành trướng, xâm lược, thực dân), phần nhiều là phục vụ cho các loại nhu cầu dân sự".
Đối với tuyên bố ngang nhiên này của Chính phủ Trung Quốc, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 17 tháng 6 đã lên tiếng phản ứng cho rằng: "Chúng tôi bày tỏ đặc biệt quan ngại đối với hành vi đơn phương làm thay đổi hiện trạng, làm trầm trọng thêm căng thẳng. Điều quan trọng là không nên áp dụng các hành động đơn phương làm trầm trọng thêm bầu không khí căng thẳng. Tất cả hành vi cần tuân thủ các nguyên tắc do luật pháp chi phối".
Yoshihide Suga tiếp tục chỉ ra: "Chúng tôi quyết không cho phép lấy hoàn thành xây dựng làm điểm nút, để cho việc xây dựng liên quan trở thành sự thực đã rồi. Nhật Bản sẽ yêu cầu bên đương sự không được áp dụng các hành động đơn phương làm thay đổi mang tính vật lý". Ông cho biết, không thể thừa nhận hoạt động lấn biển xây đảo do Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp).
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân, xâm lược theo bản đồ "đường lưỡi bò" vẽ bậy vẽ bạ, hết sức lố bịch (ảnh minh họa). |
Yoshihide Suga còn tuyên bố, hành động của Trung Quốc cần có căn cứ pháp lý. Hoạt động xây dựng trên các đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc không thể đảm bảo Trung Quốc có chủ quyền đối với những đảo đá này.
Trước phản ứng của Nhật Bản, cùng ngày, Chính phủ Trung Quốc lại cho Lục Khang - tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng biện hộ một cách lắt léo, cho rằng: "Luận điệu này đã có một số người nói không ít lần. Có quan chức Nhật Bản tiếp tục lấy vấn đề này để gây chuyện, không có ý nghĩa.
Tôi muốn nhấn mạnh, Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với các đảo đá liên quan ở Biển Đông, điều này không cần thông qua các biện pháp xây dựng để chứng minh".
Ngoài ra, Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại đối với việc Trung Quốc có thể có kế hoạch triển khai nhiều hoạt động xây dựng hơn ở Biển Đông, bao gồm xây dựng cơ sở quân sự.
Đối với vấn đề này, Lục Khang lại mở miệng tiếp tục nói lấy được về "chủ quyền không tranh cãi" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển phụ cận quần đảo này; cho rằng, hoạt động xây dựng của nó trên đó là "chính đáng", bảo đảm điều kiện cần thiết cho nhân viên và thiết bị bố trí ở đó.
Ngày 17 tháng 6 năm 2015, Lục Khang - phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc giở luận điệu ngụy biện, xuyên tạc, đánh lừa |
Lục Khang còn giở giọng "nước lớn" cho rằng, việc xây dựng này nhằm tăng cường năng lực "cung cấp sản phẩm công quốc tế" cho các nền kinh tế khu vực tiến hành hoạt động thương mại.
Lục Khang lại dám lớn tiếng đòi "các nước liên quan, nhất là một số nước ngoài khu vực làm nhiều việc có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực, chứ không phải là làm một số việc làm gia tăng căng thẳng khu vực, thổi phồng căng thẳng, thậm chí tạo ra căng thẳng".
Tuy nhiên, chính Trung Quốc ngoan cố áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" là Trung Quốc đang mưu đồ bành trướng, thực dân, bá quyền; chính việc Trung Quốc lấn biển xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đang phá hoại hòa bình và ổn định khu vực - PV.
Đài truyền hình Nhật Bản dẫn quan điểm của Mỹ cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) là có mục đích quân sự. Đài truyền hình Fuji cũng cho rằng, "xem ra, mục đích của Trung Quốc là biến các cơ sở quân sự xây dựng trên các đá ngầm thành sự thật".
Trước tuyên bố lần này của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cũng mạnh mẽ tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, không được áp dụng những hành vi ích kỷ này, cân nhắc yêu cầu của các nước, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển".
Philippines cũng lên tiếng phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố ngang ngược của Chính phủ Trung Quốc |
Peter Galvez còn tuyên bố: "Chúng tôi tái khẳng định, nếu hành vi của họ không dừng lại, chỉ có thể làm cho thế giới đến gần hơn tính không xác định tiếp theo, càng đến gần hơn sự kiện có hậu quả không thể cứu vãn".
Tránh đối đầu gay gắt hơn với Mỹ trước khi đối thoại chiến lược
Tờ "Nihon Keizai Shimbun" phân tích cho rằng, trước khi bắt đầu Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ từ ngày 23 tháng 6, Trung Quốc đưa ra tuyên bố “sắp dừng công trình lấn biển xây đảo” là để tìm cách tránh xung đột với Mỹ.
Nhưng, có phân tích cho rằng, Trung Quốc thực sự kết thúc công trình hay tạm thời lấy lòng Mỹ, "có rất nhiều người trong Quân đội Trung Quốc cho rằng, đảo đá bồi lấp còn chưa đủ, cho nên Trung Quốc có khả năng muốn đợi cho đến sau khi mối quan tâm của cộng đồng quốc tế nhạt đi, đã làm nguội tình hình căng thẳng, tiếp tục triển khai hoạt động lấn biển xây đảo".
Hãng tin Kyodo cũng phân tích cho rằng "Trung Quốc thông qua tư thế tạm chấm dứt công trình lấn biển xây đảo (bất hợp pháp), xem ra là để làm thay đổi Nhật, Mỹ và các nước láng giềng phê phán hành động cứng rắn của Trung Quốc".
Trên Đài truyền hình NHK Nhật Bản, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn giở luận điệu: "Đã có 7 đảo này, Trung Quốc sẽ có thể bảo vệ chủ quyền Biển Đông, có thể nói đã đạt được mục đích lấn biển xây đảo của Trung Quốc".
Philippines gọi Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông. Gần đây, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines cũng đã tổ chức diễn tập chống cướp biển ở Biển Đông. |
Hãng tin Jiji Press Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc tuyên bố “sắp hoàn thành lấn biển xây đảo” ở quần đảo Trường Sa là do Mỹ yêu cầu chấm dứt, là để tránh làm gay gắt thêm đối lập với Mỹ trước khi bắt đầu Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ từ ngày 23 tháng này.
Tuy nhiên, bài báo cho rằng, hành động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm cho Mỹ yêu cầu chấm dứt và phô diễn máy bay quân sự và tàu chiến Mỹ ở xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp), vì vậy "Trung Quốc nói ra hướng kết thúc lấn biển xây đảo cũng có khả năng muốn thăm dò khả năng thỏa hiệp với Mỹ".
Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản cũng giữ quan điểm này, cho rằng: "Trung Quốc công khai tuyên bố thời hạn của công trình nhạy cảm về chính trị là ngoại lệ, xem ra trước mắt là lấy tư thế không tiếp tục mở rộng công trình lấn biển xây đảo để tránh né tình hình gay gắt thêm.
Hành động lấn biển xây đảo của Trung Quốc đã tạo ra ngòi lửa rất lớn cho Mỹ và các nước xung quanh tăng cường phê phán và gây sức ép.
Trong bối cảnh Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ diễn ra vào tuần tới và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng 9, trong phạm vi không bị trong nước phê phán mềm yếu, tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc xem ra đã bắt đầu tìm kiếm con đường thu dọn tình hình".
Trung Quốc đang dùng chiến thuật ngôn từ để giảm sức ép của Mỹ, không làm leo thang đối lập với Mỹ trước khi tiến hành Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ trong tháng này |