Bộ GD chỉ ra những phương thức tuyển sinh kém hiệu quả, rất ít thí sinh nhập học

03/03/2023 10:01
Phạm Minh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Trong 3 năm liền, các lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ đều tuyển sinh kém nhất.

Sáng ngày 03/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình Hội nghị tuyển sinh 2023 tại Trường Đại học VinUni.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Hội nghị.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, tuyển sinh đại học, cao đẳng tác động trực tiếp, hệ trọng tới trước hết gần 1 triệu học sinh lớp 12 mỗi năm và 2 triệu học sinh lớp 10, 11; cùng với từng đó số gia đình, chiếm ít nhất khoảng 5% dân số.

Việc gần 600.000 học sinh mỗi năm vào học trường nào, ngành nào là một trong những yếu tố quyết định tương lai không chỉ của bản thân từng học sinh và gia đình, mà còn là tương lai của đất nước, toàn xã hội.

Tuyển sinh không chỉ là việc riêng của mỗi trường đại học mà là sân chơi chung của các trường đại học trong hệ thống, là trách nhiệm của toàn ngành, không chỉ là của hệ thống giáo dục đại học.

Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cùng với văn bản hướng dẫn, điều phối chung của hệ thống. Không những thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm, để làm sao bên cạnh mục tiêu đánh giá việc dạy và học của các trường trung học phổ thông, để xét quá trình học tập và tốt nghiệp của các em học sinh phổ thông mà còn để lấy căn cứ cho các trường đại học, cao đẳng xét tuyển.

Sự tham gia của các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông trong việc dạy và học, trong việc tổ chức kỳ thi, trong việc hướng dẫn các em học sinh đăng ký xét tuyển các trường đại học, trong việc hướng nghiệp vào các trường, các ngành nghề đóng vai trò rất quan trọng trong sự lựa chọn của các em và cơ hội thành công của các em học sinh.

Các trường đại học xây dựng các phương thức xét tuyển khác nhau, tổ chức các hình thức thi đánh giá năng lực, thi đánh giá tư duy, thi năng khiếu, xây dựng các tiêu chí xét tuyển, công bố điều kiện, phương thức xét tuyển, và phối hợp với nhau xét tuyển chung trong hệ thống để bảo đảm tính công bằng, sự tin cậy, bình đẳng trong hệ thống, tạo cơ hội tốt nhất cho người học.

"Công tác tuyển sinh của chúng ta đã được đổi mới nhiều năm nay, nhất là từ năm 2015, 2016, qua nhiều năm đã dần đi vào ổn định như mong muốn của toàn xã hội, đúng theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.

So với nhiều năm trước đây, công tác thi và tuyển sinh đã trở nên nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, ngày càng công bằng hơn, tạo cơ hội thuận lợi lựa chọn các ngành học tốt nhất cho thí sinh. Tuy nhiên, mỗi năm, bên cạnh các kết quả đã đạt được, vẫn còn những sai sót, bất cập, cần phải nhìn nhận, đánh giá thấu đáo, bởi mỗi sai sót nhỏ có thể tác động rất lớn đến toàn hệ thống.

Hội nghị hôm nay chúng ta tổ chức để thấy rõ những kết quả đạt được, những việc đã làm được, những tác động của đổi mới, bên cạnh đó cũng nhìn nhận nghiêm túc, đánh giá những vấn đề bất cập, những khó khăn, hạn chế trong toàn bộ công tác tuyển sinh, từ việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, cho tới xây dựng các phương thức tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, các hệ thống phần mềm hỗ trợ, công tác nhập học, để trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp và thống nhất những biện pháp điều chỉnh, khắc phục, cải tiến cho hệ thống", Thứ trưởng khẳng định.

Một số phương thức tuyển sinh kém hiệu quả, không có thí sinh nhập học

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2023.

Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy khẳng định năm 2022, chúng ta đã có một mùa tuyển sinh hiệu quả.

Những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực cho mùa tuyển sinh năm 2022.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến, đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực.

Các cơ sở đào tạo được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các cơ sở đào tạo tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả cơ sở đào tạo phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở đào tạo điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.

Số liệu thí sinh trúng tuyển và nhập học đại học, nhập học cao đẳng ngành giáo dục mầm non đã thể hiện kết quả rất khả quan.

Cụ thể, về kết quả tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020.

Trong số 330 cơ sở đào tạo, có 194 cơ sở đào tạo (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.

Tỷ lệ tuyển sinh theo các lĩnh vực đào tạo như sau:

Về kết quả tuyển sinh ngành sư phạm như sau:

Về công tác tuyển sinh ngành sư phạm, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết, còn tồn tại hạn chế trong việc thực hiện Nghị định 116/2020. Một số địa phương chưa đặt hàng đào tạo giáo viên, một số địa phương đã đặt hàng nhưng chưa chuyển kinh phí cho cơ sở đào tạo,

Tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của các địa phương trúng tuyển nhập học vào các cơ sở đào tạo như sau:

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển sinh 2022, một số cơ sở đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; Một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, số thí sinh nhập học rất ít so với chỉ tiêu cũng như trong tổng số thí sinh nhập học.

Sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển có thể gây nhiễu thông tin, nhiều phương thức ít thí sinh đăng ký, chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Do đó, mỗi cơ sở đào tạo cần đánh giá hiệu quả của các phương thức xét tuyển.

Những phương thức tuyển sinh chưa hiệu quả, thí sinh nhập học ít.

Những phương thức tuyển sinh chưa hiệu quả, thí sinh nhập học ít.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; gặp một số khó khăn trong truy nhập Hệ thống nộp lệ phí trực tuyến; Một số cơ sở đào tạo xét tuyển nhưng không báo cáo đầy đủ kết quả lên Hệ thống theo quy định; Giải quyết các vấn đề phát sinh trong xét tuyển ở một số nơi còn chưa kịp thời gây bức xúc cho thí sinh và xã hội.

Về xét tuyển sớm, thí sinh phải đăng ký xét tuyển, xác nhận nhập học tại cơ sở đào tạo và trên Hệ thống, dẫn tới một số nhầm lẫn, sai sót của thí sinh; Thí sinh mới đủ điều kiện trúng tuyển tại cơ sở đào tạo nhưng không đăng ký xét tuyển trên Hệ thống; có một số trường hợp chưa đảm bảo công bằng với xét tuyển bằng kết quả thi trung học phổ thông; Một số cơ sở đào tạo không báo cáo kết quả xét tuyển sớm lên Hệ thống, báo cáo không đúng thời gian quy định; gọi thí sinh nhập học khi thí sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông; chậm trễ trong việc giải quyết sai sót cho thí sinh.

Để giải quyết những vấn đề này, Vụ trưởng Thủy cho rằng, các trường cần tăng cường hướng dẫn cho thí sinh, thầy cô cần nắm vững quy trình, quy chế của Bộ, quy chế của trường, và quy chế tuyển sinh riêng. Cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nếu có.

Năm 2022, vẫn còn nhầm lẫn, sai sót của thí sinh về khu vực, đối tượng ưu tiên và vấn đề thí sinh tự do.

Nhìn chung, phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo.

Có 94 ngành tuyển sinh kém trong năm 2022.

Có 94 ngành tuyển sinh kém trong năm 2022.

Trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.

Chỉ tiêu đạt được của 4 lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong 3 năm qua.

Chỉ tiêu đạt được của 4 lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong 3 năm qua.

Các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do một số nguyên nhân: chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Phạm Minh